Nguyễn Tất Thành đạo văn của ai?

xoathantuong
 

Hồ Chí Minh (HCM) tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, hay Nguyễn Tất Thành (NTT).

Các tài liệu và hình ảnh chính thức có hiện nay cho thấy HCM và NTT có nhiều điểm khác nhau và giống nhau.

- Khác nhau: Hồ Chí Minh cao hơn Nguyễn Tất Thành. NTT cao khoảng 1m62-1m65 (1)(2), trong khi HCM cao khoảng 1m70 (2).

- Giống nhau: Cả Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành đều thích ăn cắp văn của người khác (đạo văn). HCM là tay tổ đạo văn. Xin đọc 'Các câu "ăn cắp" nổi tiếng của Hồ Chí Minh'. Thế còn NTT thì sao? Mời bạn đọc tiếp để biết NTT đạo văn cỡ nào!


1) Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp

Viết bằng tiếng Pháp (Le Procès de la Colonisation Française), in năm 1925. Chắc chắn Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả. Vì NTT khả năng tiếng Pháp giới hạn. Tác phẩm 'có thể được coi là một sáng tác tập thể mà Nguyễn Thế Truyền làm "chủ biên" và viết lời giới thiệu.' (3)

-  Tác giả Thụy Khuê nhận định: "Nguyễn Tất Thành không có khả năng tiếng Pháp và không có đủ tài liệu sống để viết tác phẩm này." (3)

- Còn tác giả Lê Bá Vận nhận xét về tiếng Pháp của NTT trong thư gửi Tổng thống Pháp để xin học trường Thuộc địa: "trong thư có nhiều lỗi. 1) Lỗi từ ngữ sai trái: viết substance (chất, bản chất) là không đúng, phải viết subsistance (sự sinh sống, lương thực). 2) Lỗi từ ngữ thích hợp: viết “Agréez” (ngài hãy nhận) là vô lễ, mà phải viết Veuillez agréer (xin Ngài nhận); hoặc Je vous prie d’agréer (tôi xin Ngài nhận). 3) Lỗi văn phạm: không thể viết mes plus respectueux hommages (tôn trọng nhất) mà phải viết mes hommages les plus respectueux ở thư gửi ông bộ trưởng bộ Thuộc địa. 4) Lỗi văn phạm: viết étudiant français (học sinh người nước Pháp) là sai; phải viết étudiant en français (học sinh tiếng Pháp, student in French). Cũng là một lý do khiến đơn bị bác?" (2)

Qua khảo sát các văn bản vào thời kỳ đó. Tác giả Thụy Khuê (3) viết:

"Cuốn Le Procès de la colonisation française đề tên tác giả Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền viết tựa. Nhưng thực ra ai viết? Sách in năm 1925, sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga hai năm. 1946, in lại lần đầu ở Hà Nội.

1/ Ngô Văn viết: "Sau khi Phan Châu Trinh khởi hành về Sàigòn, vào tháng 5 năm 1925 một luận văn châm biếm nẩy lửa do Thư điếm Lao động (Librairie du Travail) phát hành và lập tức bị cấm ở Đông Dương. Đó là tập Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française) ký tên Nguyễn Ái Quốc, nhưng có thể là do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền viết"[26].

2/ Đặng Hữu Thụ kể lại giai thoại sau đây: Ông Bửi Nghi, một người bạn kể cho ông rằng Nguyễn Thế Truyền có đưa bản thảo cuốn Bản án chế độ thực dân cho ông Bửu Nghi đọc, nhờ chữa lỗi chính tả, và nói là của Nguyễn Ái Quốc viết[27]. Điều này cũng chẳng nói lên được gì, vì Nguyễn Thế Truyền và nhóm Ngũ Long đã đồng ý với nhau về việc lấy Nguyễn Ái Quốc làm bút hiệu chung. Khi Nguyễn Tất Thành đã đi Nga, Nguyễn Thế Truyền vẫn còn ký tên Nguyễn Ái Quốc trên báo và trong bản quảng cáo sẽ ra báo Việt Nam Hồn. Vậy đó là chiến lược của cả nhóm.

3/ Trần Dân Tiên chỉ viết một câu ngắn gọn về văn bản này: "Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp"; quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia. Đầy hăng hái, ông Nguyễn viết cả vở kịch "Rồng tre"[28].

Sự quá vắn tắt của Trần Dân Tiên rất khả nghi, tại sao ông không nói rõ là ông Nguyễn đã viết cuốn Le Procès trong hoàn cảnh nào? Nhất là cuốn sách ấy lại in sau khi ông đi Nga hai năm. Lý do dễ hiểu: có lẽ ông Hồ chưa đọc Le Procès khi viết những dòng này năm 1948, cho nên mới có câu: "quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia"...

4/ Chúng tôi tạm đưa ra giả thuyết: Nguyễn Tất Thành không có khả năng tiếng Pháp và không có đủ tài liệu sống để viết tác phẩm này. Có thể ngoài tài liệu của nhóm Yêu Nước, Nguyễn Thế Truyền còn tập hợp thêm những bài báo, những chứng nhân khác ở các thuộc địa, xuất hiện trên báo Le Paria, sửa đổi đôi chút rồi viết tựa. Tài liệu phong phú và cực kỳ chi tiết về sự tàn ác của chế độ thực dân trên các nước nhược tiểu, Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp có thể được coi là một sáng tác tập thể mà Nguyễn Thế Truyền làm "chủ biên" và viết lời giới thiệu..."


2) Vở kịch "Con rồng tre"

Viết bằng tiếng Pháp (Le dragon de bambou), năm 1922. Chắc chắn Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả.

Qua khảo sát các văn bản vào thời kỳ đó. Tác giả Thụy Khuê (3) viết:

"Không biết Nguyễn Thế Truyền hay Nguyễn An Ninh viết, nhưng chắc chắn không phải Nguyễn Tất Thành, vì chữ Rồng ở đây có ý tự trào, ngạo nghễ ám chỉ đám Ngũ Long, tuy là đồ chơi mà... là Rồng, tức là chơi lối... Rồng - Đế vương. Lại vừa có ý nhạo vua Khải Định là Rồng mà... Rồng tre - đồ chơi. Ý nghĩa thâm thúy như thế, nhưng chắc ông Hồ không hiểu rõ, nên mới nhận là mình viết. Bởi nếu ông viết thì không thể viết như thế, khác nào lậy ông tôi ở bụi này: đã tự coi mình là Nguyễn Ái Quốc duy nhất, thì làm sao lại chấp nhận có các con Rồng khác?

Le dragon de bambou cái tựa của vở kịch, chúng tôi xin nhấn mạnh, nguyên tên tiếng Pháp là Le dragon de bambou - Rồng tre chứ không phải Le dragon en bambou - Rồng bằng tre, như có người đã cố ý sửa lại, bởi vì người sửa không hiểu được sắc thái (nuance) khác nhau giữa le dragon de bamboule dragon en bambou.

Kịch bản đã mất, nhưng cái tựa Le dragon de bambou- Rồng tre đã chứng minh sự tinh tế về Pháp ngữ của tác giả. Léo Poldès, người được Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành đưa đọc để giúp việc trình diễn, viết: "Như cái tựa của vở kịch, Rồng tre là một vị nguyên thủ quốc gia Á châu bất lực, bất tài, ngu dốt, bị tác giả mắng nhiếc thậm tệ trong ba màn" ("Le dragon de bambou, titre de la pièce, était un chef d'Etat asiatique impuissant, incapable, ignorant, et dont l'auteur fustigeait sans pitié, pendant trois actes")[29].

Ngòi bút Nguyễn Ái Quốc xuất hiện đều đặn trên các báo từ tháng 8/1919 đến đầu 1920: thời gian này chủ yếu là Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh viết.

Trong năm 1920, có ít bài, vì Phan Văn Trường bận việc toà án, đi về giữa Paris và Mayence, Nguyễn An Ninh về Sài Gòn hè 1920 và Nguyễn Thế Truyền về Bắc một năm từ 8/1920 đến 8/1921.

Thời điểm tung hoành mạnh mẽ nhất là khoảng 1921-1922, khi Nguyễn Thế Truyền chính thức bước vào "nghề báo" và Nguyễn An Ninh còn ở Paris: bút hiệu Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên nhiều tờ báo một lúc, vậy hai người viết chính trong thời kỳ này là Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh. Phan Văn Trường bận việc ở Mayence, ít tham dự.

Tháng 10/1922, Nguyễn An Ninh về Sài Gòn. Cuối năm 1923, Phan Văn Trường về nước. Còn lại Nguyễn Thế Truyền, một mình, ký cả Nguyễn Ái Quốc và tên thật Nguyễn Thế Truyền.

Những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga, từ 1923 đến 1927, trên Le Paria và trên Inprekorr, báo Nga ấn bản Pháp ngữ, là của Nguyễn Thế Truyền."


xoathantuong
tháng 1/2019
_______________________

Chú Thích:

1. Hồ Chí Minh là tên gián điệp Tàu. Đồ Hiếm (Danlambao)

2. Đối chiếu bút tích Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh. Lê Bá Vận (Danlambao)

3. Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Thụy Khuê
 

www.geocities.ws/xoathantuong