dalat – những ký ức rời -2
------------------------------------
 Tôi về Vietnam lần đầu vào muà xuân năm 2002, sau gần 15 năm xa xứ . Buổi sáng đầu tiên ở Saigon, tôi ghé thăm người bạn thân hồi học lớp 12 ở Nguyễn Thượng Hiền, trước khi chia tay, cô bạn hỏi tôi :

- Th. còn nhớ Ph. không? Ph Dalat đó .
- nhớ chứ, sao mà quên được .
- Ph. vẫn liên lạc với L. , lần nào về SG, Ph. cũng ghé đâỵ Th. gọi cho Ph. đị, chắc là Ph. ngạc nhiên lắm.

tôi gật đầu, ghi lại số phone .

***
....

- Hello, Ph. đó phải không? Th. đây !
......
- Anh Th. hả, anh đang ở đâu vậy, lâu qua’ không nghe tin anh.
- Anh mơ’i về được mâ’y ngày, định tuần tơ’i lên Dalat. Ph. vơ’i C. co’ khoẻ không? hai người được mâ’y cha’u rồỉ

.....

- Anh C. mâ’t mấy năm nay rồi, anh Th. ơị Anh â’y bị tuị nhà đâ’t gài , bị bă‘t vào tù, ra tù là vào bệnh viện nằm, được hơn một tha’ng thì mâ’t. Tụi no’ đa’nh anh C. tàn nhẫn lă‘m .....

Tôi buông điện thoại, lặng người, sững sờ. Sao lại có thể thế được, sao cuộc sống lại bất công đến thế, xã hội gì mà người tốt thì lúc nào cũng khổ , còn những kẻ thủ đoạn, gian manh, xảo trá thì cứ sống sung sướng đầy đủ trên đầu trên cổ những người khác ???? ..

***

Dạo đó là những năm đầu cuả thập niên 80s, tôi mới ra trường, khăn gói về sở Xây Dựng Lâm Ddồng nhận việc, hành trang là hai vali quần áo, sách vở, tài liệu và một mớ hoài bão đầy tham vọng cuả tuổi
đôi mươị Dân kiến trúc ở Lâm Ddồng lúc đó có khoảng dăm bảy người, đa số là đàn anh, chị mà tôi đã biết khi học trong trường KT. Chị AM, sau này lập gia đình với patron D., rủ tôi về nhà ở trong khi chờ sở phân cho công việc chính thức , chị D. thì đan cho tôi cái áo len vì cái tôi mang ở Saigon lên không đủ ấm, các đàn anh khác thì chỉ tôi cafe nào ngon, nhạc chỗ nào hay,và chỗ ... chị em ta hay tụ họp 8-) .... Cũng có vài kts ngoài Hanoi vào, nhưng tôi cũng không thân lắm, do tuổi tác và cách nói chuyện khác biệt giữa nam và bắc .

Một bữa, tôi đang cắm cúi đọc bản vẽ thì bỗng nghe một giọng bắc hỏi :

- bạn mới về đây hở, tớ là C., phụ trách nhóm đo đạc, khảo sát .

Tôi ngẩng lên nhìn, đó là một thanh niên trạc tuổi tôi, vóc người tầm thươc, tóc cắt ngắn, khuôn mặt vuông vắn, rắn rỏi tương phản với cái miệng cười cởi mở, thân thiện, khác hẳn với thái độ xã giao, lạnh nhạt cuả những đồng nghiệp ngoài bắc khác . Tôi đứng dậy :

- chào anh C., tôi là th., mới về đây được mấy ngày, sao tôi không gặp anh trước nhỉ
- à, tớ mơi đi khảo sát ở Di Linh về, nghe bạn mới nhận việc nên ghé chào đây .

Từ đó chúng tôi quen nhaụ C. là dân Hải Phòng, tốt nghiệp khoa trắc đạc ở đại học Mỏ Điạ Chất , Quảng Ninh, là đảng viên trẻ nhưng lại rất xuề xoà, dễ tính , ít chú trọng đến bề ngoài . Đi ngoài phố, khó ai biết anh chàng nông dân khù khờ đó lại là một kỹ sư giỏi , có trách nhiệm
lớn. Thời gian đầu, do công việc khác nhau, tôi ít khi làm chung với C. , sau này, khi chuyển về thành phố Dalat , hay nhận thiết kế các đồ án riêng, tôi vẫn nhờ C. giúp đo vẽ các bản khảo sát, phần là cho việc
cuả mình, phần cũng giúp cho C. kiếm thêm thu nhập . Vì cùng ngang tuổi , chúng tôi làm việc, giao tiếp với nhau rất dễ dàng.

****

Năm 84, khi Dalat bắt đầu chuyện cải tạo, nạo vét, xây kè bảo vệ bờ hồ Xuân Hương, chuẩn bị mừng 10 năm "giải phóng", tôi được (bị) chuyển sang làm việc tại phòng kỹ thuật, ban quản lý công trình HXH. Trưởng phòng lại là C. từ sở XD đưa về, thế là hai tên có dịp cộng tác với nhau - vì đã biết nhau từ trước , nên chúng tôi làm việc rất ăn ý. Càng làm việc chung với nhau, tôi càng quý C. hơn bởi cung cách làm 
việc tận tâm, có trách nhiệm cuả C. đối với công việc, và nghề nghiệp chuyên môn. 
Ngoài đời, tôi và C. là hai hình trái ngược nhau, tôi thì phóng khoáng, hay giao thiệp, còn C. thì ít nói, gặp phụ nữ thì đỏ mặt, bẽn lẽn, nên mãi đến giờ vẫn chưa tán được cô nàọ

Một hôm, C. nhờ tôi ra công trường, xuống khu vực cuả đoàn khảo sát thiết kế lâm nghiệp kiểm tra vì họ làm không đúng số đo C. đã tính . Trong lúc tôi đang nói chuyện với người trưởng đoàn, bỗng nghe có
tiếng con gái xì xào sau lưng:

- anh kỹ sư ơi, đừng làm khó tụi này mà! - kỹ sư gì mà non thế...
- anh kỹ sư có bồ chưa ...

tôi quay lại, tiếng xì xào từ một nhóm các cô trẻ bỗng im bặt, tôi nhịn cười làm mặt nghiêm làm việc với nguời trưởng nhóm rồi lên xe phóng đi , còn nghe tiếng cười vọng theo : anh kỹ sư khó tính thế làm
sao có bồ được ...

Từ đó, mỗi lần tôi đi ngang qua khu vực cuả đoàn lâm nghiệp là bị trêu chọc. Khi bất đắc dĩ phải làm việc với họ tôi hay rủ C. đi cùng, nhờ tướng C. lầm lì, các cô cũng ngán, im thin thít , còn tôi thì cười thầm đắc ý. Nhưng khi C. vừa đi khỏi, tôi chưa kịp sắp xếp giấy tờ ra xe
thì lại nghe :

- anh kỹ sư ơi, Ph. nó muốn hỏi anh cái gì nè?

tôi quay đầu lại, thấy một cô gái đang bị đám đông đẩy ra phiá tôi, cô đỏ mặt vưa kháng cự lại, vưà nói:

- mấy đưá này kỳ quá, để người ta làm việc mà.

dù không nhìn rõ mặt, tôi cũng thoáng nhận ra đó là một cô gái tóc dài có dáng dấp rất dịu dàng, đầy nữ tính ....

****

Dalat nhỏ quá, nên trước sau gì tôi cũng có dịp quen với Ph., cô là kỹ sư lâm nghiệp, học ở đại học Tây Nguyên trên Ban Mê Thuột, nhỏ hơn tôi vài tuổị Nhà cô và tôi cùng ở trên đường Phan đình Phùng, cách
nhau khoảng 2 cây số, lấy rạp Ngọc Hiệp làm tâm thì tôi ở phiá bắc . Thoạt đầu, biết tôi sống độc thân, ngày Chủ nhật Ph. hay rủ các cô bạn trong cơ quan đến chỗ tôi, mang thức ăn theo bày ra nấu nướng, ca hát ồn ào, về sau, các cô bạn biết ý, rút dần rồi chỉ còn mình cô ghé nhà tôi .

Nhìn thoáng qua, Ph. không có gì nổi bật, ngoài mái tóc dài, và thân hình rất nữ tính, nhưng khi nói chuyện, tôi bị thu hút bởi những nhận xét sâu sắc, và cá tính mạnh mẽ cuả cô, cộng với nụ cười tạo cho
cô cái duyên ngầm đầy quyến rũ. Mỗi khi tôi ghé nhàcô buổi tối, chúng tôi hay ngồi trứớc hiên nhà, dưới tàng cây ngọc lan nồng nàn hương thơm nhìn xuống đường. Ở đó, Ph. thường ôm đàn hát Ngọc Lan, Quỳnh Hương, và những bài tình ca cuả Ngô Thuỵ Miên, nhất là "Tình Khúc Tháng Sáu" vì biết tôi sinh tháng sáụ Cô cũng đan cho tôi cái
áo len cổ lọ màu xám tro rất đẹp . Biết tính tôi lười, cô học đan mỗi mặt một mũi - bây giờ gọi là reversible - nên khi cởi ra tôi không cần lộn áo lại, lần tới cứ thế mà tròng vào là có cái áo len khác . Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cái áo len đó, có lẽ không ai đan như thế nữa ...

Tôi hay đưa Ph. vào Tùng, Thuỷ Tạ, Palace uống cafe, nghe nhạc, hay tặng cô những món quà nhỏ mỗi khi đi Saigon thăm nhà trở về.
Nhưng ngoài ra, tôi không tìm cách đi xa hơn trong mối quan hệ giữa chúng tôị , có lẽ tôi biết sẽ không sống lâu dài ở Dalat. Ph. đủ tinh tế để nhận ra điều đó, nhưng cô không tỏ phản ứng gì, dù chỉ là đặt câu hỏi hay giận hờn bởi thái độ lửng lơ cuả tôi . ...

****

Một buổi trưa, tôi đang làm việc, bỗng thấy chóng mặt, nên nhờ C. đưa tôi về nhà nghỉ . Buổi chiều đi làm về, C. tạt qua xem tôi có bớt không - thấy tôi năm thiêm thiếp, C. hỏi tôi cần gì, tôi nhờ C. đi mua
giúp tô phở . Khoảng nưả giờ sau, C. quay lại mang theo thức ăn và ... Ph., cô bảo tôi:

- Ph. đi làm về, nghe anh C. nói anh bị đau nên đến thăm .
- anh chỉ hơi mệt một chút, tên C. này chỉ vẽ chuyện , Ph. đừng bận tâm.

C. cười hì hì, hai ông bà vui vẻ nhé, tớ dông đây .

Tôi ngồi dựa lưng vào thành giường, nhìn Phiên loay hoay chui vào bếp đặt nồi cháo, xong quay ra nói :

- anh nằm xuống để Ph. cạo gió cho, xong ăn cháo rồi ngủ một giấc thì bớt ngay thôị

Tôi ngoan ngoãn nghe lời , Ph. cạo gió xong, mang cháo cho tôi ăn - rồi mệt mỏi tôi thiếp đi . Khi tỉnh dậy thì đã nưả đêm, Ph. vẫn còn ngồi bên cạnh giường, đọc sách , thấy tôi mở mắt, Ph. nói :

- thấy anh ngủ mê quá, Ph. không muốn thức anh dậy, bây giờ khuya quá rồi, Ph. về nhé .

tôi nắm tay Ph., đừng về, ở lại với anh .

Đêm đó, Ph. ở lại với tôi đến sáng .

Những ngày sau đó, Ph. trở nên linh hoạt và dạn dĩ hơn. Cô đến chỗ tôi thường xuyên hơn và .... ở lại nhiều hơn. Qua thái độ cuả tôi, Ph. biết tôi không đồng tình với sự thay đổi này, cô bảo tôi:

- Ph. biết anh sẽ không ở Dalat lâu dài và anh không muốn Ph. buồn, nhưng anh đừng lo, Ph. không cần gì hết, miễn là mình đừng để có con , còn ngoài ra Ph. chấp nhận tất cả .

Tôi bỗng thấy mình hèn và kém thua Ph. nhiều, nhiều lắm ...

****
 

Sau khi hoàn tất việc cải tạo HXH, ban quản lý công trình được giải tán. C. trở về sở XD tỉnh, được cử đi học kinh tế để đảm nhận trách nhiệm cao hơn dành cho đảng viên. Tôi trở về làm việc ở phòng XD
thành phố Dalat , lo việc quản trị , thiết kế các công trình xây cất trên điạ bàn thành phố . Một năm sau, ở cương vị này, tôi có những va chạm nhỏ với những nhân vật có vị trí trong thành phố, và sau cùng,
khi sự xung đột lớn dần, tôi bỏ việc về Saigon tìm việc khác vì biết mình không có tương lại ở Dalat. Trước khi đi, tôi đưa Ph. đi ăn và cho cô biết quyết định cuả mình . Ph. lặng lẽ nói, Ph. biết trước sau
anh cũng đi, nhưng vẫn không nghĩ là xảy ra nhanh thế .

Những ngày ở Saigon, tôi tìm được công việc mới trong thời gian chờ đi vượt biên, lâu lâu cũng chạy lên Dalat, nghe bạn bè kể C. đã về làm giám đốc công ty nhà đất, và hình như đang chuẩn bị đám cưới
với Ph. Một hai lần, khi có dịp xuống Saigon, Ph. vẫn ghé thăm tôi, nhưng không nói gì đến chuyện riêng cuả cộ Tôi cũng bận rộn với những công trình mới và cuộc tình mới nên cũng không hỏi . Có lần tôi
về lại Dalat, đi với H. ra phố thì gặp C. và Ph. đi trên dốc Hoà Bình xuống, tôi bắt tay C. , hỏi thăm công việc, Ph. hỏi thăm H. về chuyến đi, trước khi chia tay, Ph. bảo tôi :

- anh còn ở Dalat lâu không? mời anh chị ghé nhà tụi em chơi
- anh không dám hưá, nếu rảnh anh sẽ ghé thăm C. với Ph.

Lúc đó tôi mới tin là C. và Ph. đã làm đám cưới, dù có nghe bạn bè kể từ trước ....
2-2005
 
 
 

---------------
Ph ….2

đầu năm nay trở về dalat , tôi và L. vào cafe Tùng ngồi uống café, nhìn qua cửa sổ ngắm thiên hạ qua lại - Hai mươi năm, biết bao là thay đổị, nhưng những bức tranh sơn dầu vẫn còn đóng bụi trên tường, và những bài hoà tầ'u guitars ngày xưa vẫn nhẹ nhàng như cũ.

Cô gái ngồi sau cashier, là bà con của người chủ cũ, bảo tôi, chắc chú đi lâu rồi nên không biết, quán bây giờ không cạnh tranh nổi với những tiệm cafe khác mới mọc lên dọc theo đường nguyễn chí thanh với kiến trúc mới, nhạc trẻ - và nhiều quán có wifi cho khách hàng lên internet nữạ , quán bây giờ chỉ còn khách như chú thôi .

Với tôi, cafe Tùng và cái khung cảnh quen thuộc này mang đầy kỷ niệm những ngày còn sống, làm việc thời còn rất trẻ. Thời gian đó, tôi hay kêu trà chanh mỗi khi vào quán, trời lạnh, ngồi trong quán với bạn bè khói thuốc mù mịt, dòng nhạc hòa tấu, guitar và điệu rumba dìu dặt... là những điều khó quên được. Tôi nhớ đến những người bạn gái ngày xưa một thời đã vào đây với tôi - có ai đó một ngày ghé dalat và bồi hồi với những ký ức ngày xưa như mình nhỉ ?

Mỗi góc phố, con dốc cũng không còn nét quen thân ngày nào - Domain de Marie bây giờ đã được trùng tu lại, khang trang, không mang dấu vết đổ nát như những ngày tôi xách giá vẽ lên với H., Sau này tôi vẫn mang cái hình ảnh ngôi nhà thờ mầu hồng đậm chơ vơ trên sườn đồi rất cô đơn, nhưng đầy quyến rũ. Đó là dalat trong ký ức của tôị
...

Đêm cuối cùng ở dalat, tôi xuống nhà Ph. ở Phan dinh Phung gởi cô cái laptop mang về làm quà cho cậu con trai vừa đậu kiến trúc. Đường xá buổi tối khác hẳn ban ngày, khiến tôi lạc một lúc mới tìm được nhà Ph. - cô đứng chờ tôi ở cổng :

-Ph. đợi anh cũng gần 20' rồi đó
-xin lỗi Ph. , anh đi qua ngã ba Hoàng Diệu, tưởng sang tới Phan dình Phùng liền, ai ngờ lại đi vào Hai bà Trưng, mãi mới tìm được lối quay về .
- ngày xưa anh đi đường này bao nhiêu lần, bây giờ chắc là quên hết rồị

tôi nhìn Ph., không nóị Trông cô không có vẻ hờn trách như lời cô nói, phụ nữ thường nhớ lâu hơn đàn ông, và chắc là mình cũng đáng trách . Đưa tôi vào phòng khách Ph. hỏi:
-Chị L. đâu mà để anh đi một mình vậỷ
-L. và anh Q., Bình chờ ở cafe Tùng, lát nữa Ph. lên cho vui .

Ph. chuẩn bị sẵn vài món quà cho tôi mang về . Tôi nhìn cô, ngại ngần, anh về chơi , gặp Ph. là vui rồi, sao lại phải có quà? Ph. bảo, đâu có gì mà anh ngại, em gởi chị L. chút artiso, và anh cái áo len Ph. đan- ngày xưa anh thích mặc áo cổ lọ mà .

Vậy đó, hơn bốn mươi tuổi, Ph. vẫn còn là Ph cuả hai mươi năm về trước ; dịu dàng, chu đáo từng chút một - Tôi nhìn cô, bên cạnh những nếp nhăn hiện ra ở khoé mắt khi cười, cô vẫn còn cái nét riêng đầy nữ tính ngày trước. Tôi hỏi :
-sao Ph. không lập gia đình sau khi C. mất? một mình lo cho cháu mười mấy năm cũng đủ rồị
-Ph. cũng không biết, có vài người trong cơ quan muốn tiến tới với Ph., nhưng chắc tại Ph. khó tính ...

Có tiếng gọi trong cell phone, chắc mọi người nhắc, tôi bảo Ph. Cô đưa tôi qua những con hẻm nhỏ nối từ nhà cô lên dốc Hoà Bình .
-anh còn nhớ mấy con hẻm này không? ngày xưa anh hay đưa Ph. về sau khi xem film. Cô quên không nhắc những lần hôn nhau khi trú mưa dưới hiên nhà hàng xóm .

Lên tới đầu dốc Hoà Bình, Ph. nắm tay , nhìn vào mắt tôi .
-Thôi em về đây, anh đi bình an, cho em gởi lời thăm chị L.

Tôi lặng lẽ nhìn cô quay bước, chẳng nói được gì, Có bao nhiêu điều ẩn khuất trong cái nhìn đó sâu lắng đó, để lại trong tôi cái ấn tượng sâu đậm về dalat . Có thể dalat đã đổi thay nhiều, về khí hậu, cảnh quan, kiến trúc ..., nhưng ít ra, con người dalat vẫn còn níu kéo tôi trở về .
jan-2008

 

previous  next
Hosted by www.Geocities.ws

1