Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

[Trở lại trang đầu]

Số 5 - Tháng 1/2003

Một Cuộc Đời - Tâm An

Cô Dâu Đài Loan - Bình Thiện

Con Sáo Biết Nói - Thái Sinh

Truyện Cực Ngắng Không Tên - Bình Minh

Thư Cho Em - Đỗ Nam Phong
Cô Dâu Đài Loan: mãnh đời số 1 - bình thiện 
International Standards on Migrant Workers
Con Đường Sỏi Đá - ngọc nhi
Những Đồ Chơi của Con Tôi - Trần Mạnh Hảo
tiễn em trai đi Hàn Quốc- Cao Xuân Sơn
Đêm Phương Bắc Nhớ Về Tổ Quốc - trần mạnh hảo
Elie Wiesel
Đường Đời
Căn Bản Về Internet
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

tùy bút

Một Cuộc Đời

  • Tâm An 

Người ta cứ hay nghiệm rằng, những người phụ nữ cao tuổi không lập gia đình thường rất khó tính. Vậy mà tôi có một người cô, nhưng không có ruột rà gì với tôi cả, chẳng bao giờ cô khó tính, luôn nhu mì, khiêm nhường và thương yêu chúng tôi như con đẻ của mình. Chuyện là thế này:

Ngày ấy, lâu lắm rồi, cô mắc bệnh tim nặng, cha mẹ cô đưa cô đi chữa khắp nơi mà không có kết quả, tưởng là chỉ còn được sống ngày nào hay ngày ấy. Rồi một hôm, cha mẹ cô tìm đến nhà thuốc của ông nội tôi, ai ngờ, kết quả chữa trị khả quan, cô qua khỏi được cơn bệnh hiểm nghèo. Cha mẹ cô xin để cô ở lại sống với gia đình lớn của tôi vừa phụ giúp việc nhà vừa để ông Nội tôi theo dõi tình trạng bệnh tật. Lúc ấy, cô mới có 19 tuổi. Hàng ngày cô phụ giúp ông bà nội tôi làm thuốc, chăm sóc các em của ba tôi. Khi những người ấy trưởng thành, cô lại chăm sóc cho thế hệ sau nữa là chúng tôi. Chưa khi nào tôi thấy cô phàn nàn hay kêu ca về việc gì cả. Khi ông nội tôi mất cô được hưởng một phần gia sản như mọi thành viên trong gia đình giống như ba, các bác, chú cô tôi. Người lớn thì đối xử với cô như vậy, còn với hết thảy mọi anh chị em của tôi, ai nấy đều luôn nghĩ cô là người mẹ thứ hai của mình.

Cho đến một hôm, cô bị bệnh ung thư vú, phải lên trung tâm Hà nội chữa trị cắt đi một bên và rọi tia lade hồng tử ngoại cho triệt nọc. Một thời gian dài sau, bọn tôi đã lớn, người thì lập gia đình, người thì đi xa. Chúng tôi như những con chim đủ lông đủ cánh tung bay khỏi tổ ấm để xây dựng cuộc đời riêng của mình. Song chúng tôi luôn nghĩ và nhớ về cô bằng một tình cảm sâu sắc nhất. Sau một chuyến xa nhà thật lâu tôi về thăm nhà. Vào phòng của cô, tôi thấy mé cạnh trên giường, xếp thứ tự toàn bộ những kỷ vật mà hồi nhỏ chúng tôi hay chơi. Tôi ngậm ngùi nhìn những hòn bi ve, mảnh vải học thêu hoa, trái bóng bàn nhỏ xíu v.v... của thời xa xưa và hỏi cô sao lại đặt những thứ này ở đây. Cô chỉ cười và nói: "nhìn chúng cho đỡ nhớ tụi bây ấy mà".

Mười năm trôi qua sau lần về thăm nhà ấy của tôi, chỗ mà chiếu tia lade chữa bệnh ngày xưa bị loét ra. Vết loét dần lan rộng khắp thân mình phía trước, làm cho một cánh tay cô bị phù thũng. Cô luôn phải uống thuốc kháng sinh rất nhiều mỗi ngày để ngăn chặn vết lở đó. Đau đớn lắm vậy mà không bao giờ cô than thân trách phận, vẫn khuyên bảo và an ủi động viên anh chị em chúng tôi mỗi khi có chuyện chẳng vui xảy đến. Một năm sau, vết loét ăn sâu gần tim và cô qua đời. Mẹ tôi và các chú cô tôi đặt cô nằm cạnh nơi ông bà nội tôi an nghỉ. Những hòn bi ve, mảnh vải học thêu hoa, trái bóng bàn nhỏ xíu được theo cô xuống mộ huyệt sâu. Chúng tôi, những cánh chim lại tiếp tục bay mãi. Nhưng trong đường bay miệt mài theo cuộc đời ấy, cứ khi nào nghĩ về cô là tôi xúc động lắm. Một con người bình thường không ruột thịt, nhưng tình thương thì thật rộng lớn bao la.


Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ý, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1