Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

[Trở lại trang đầu]

Số 1 - Tháng 10/2002

Những Cánh Chim Đáng Lẽ Phải Bay Cao - châu đ́nh khoa

Thư Gửi Bạn - lưu anh
"Việt Nam - Điểm Đến Của Thiên Niên Kỷ" - lê trang tâm
Cái Nghèo - khánh ly
Ông Tôi - hoàng quyên
Đêm Sao Sáng - nguyễn bính
Anh Đă Mất Chi? Anh Đă Được Ǵ? - lưu quang vũ
Phrăng Xoa Marie Vônte
Sao Biển
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
Saiho-ji Kyoto - philip greenspun
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

quan sát

"Việt Nam: Điểm đến của thiên niên kỷ"

  • Lê Trang Tâm

Sau chuyến đi làm xa trở về, tôi tự thưởng cho ḿnh một chuyến đi nhỏ về miền quê Tây Nam bộ để t́m lại thú vui hái trái cây của ngày thơ ấu.

Thành phố quê tôi ngày nay có một tên mới là “Thành phố của các loại xe gắn máy và xe đạp”. Thật vậy, tôi khởi hành lúc 6:30 sáng mà đường phố đă tràn ngập xe đạp, xe ba gác, xe xích lô, và biết bao là loại xe gắn máy chen chúc nhau xuôi ngược. Nạn kẹt xe rất dễ xảy ra v́ đường phố quá hẹp và xuống cấp trầm trọng mà lưu lượng xe lại quá lớn. Hơn nữa, ư thức tuân theo những qui định về an toàn giao thông không được thực thi, nạn lấn đường vượt ẩu đă và đang góp phần vào việc gây ách tắc và tai nạn giao thông tăng lên không ngừng. 

Và rồi tôi cũng đến được bến xe Miền Tây, nạn giành giật khách tại bến băi vẫn phức tạp như ngày nào. Tiếng ḥ hét, cảnh níu kéo hành khách của các phụ xế làm náo loạn cả một khu vực. Vừa ngồi vào chỗ, tôi chợt nghe có tiếng cất lên của một cô gái, đúng hơn là một tiếng sụt sùi gần như uất nghẹn của cô: “hết rồi, vậy là mất trọn tháng lương tháng rồi, ḿnh có nên về nhà cúng má không?...”. Th́ ra cô ấy vừa bị bọn móc túi lấy trọn số tiền mà cô đă để dành để về quê làm giỗ mẹ. Bất chợt tôi nh́n lên tấm panô treo ngay pḥng vé với hàng chữ thật là lớn “Việt Nam Điểm Đến Của Thiên Niên Kỷ” làm ḷng tôi cảm thấy tủi hổ và không dám nh́n lên tấm bảng ấy thêm lần nữa.

Chỉ hơn 120 km, thế mà tôi phải ngồi xe hết 3 tiếng rưỡi đồng hồ mới đến được thành phố Mỹ Tho. Dưới cái nắng oi ả của mùa hè, tôi tấp vào một quán ăn ven đường để t́m mua một trái dừa tươi và tiếp tục hướng về khu du lịch của địa phương. Đến được bến tàu của khu du lịch tôi thấy trên mui của mỗi chiếc đều có hàng chữ “Việt Nam Điểm Đến Của Thiên Niên Kỷ”. Tôi nghĩ rằng qua đến bờ bên kia thế là đến được vườn trái cây, ḿnh có thể ngồi hóng mát dưới tán cây trĩu cành và có thể hái những quả nào mà ḿnh thích.

Thế nhưng, khi đến bờ bên kia sông, cô hướng dẫn du lịch địa phương nói với chúng tôi rằng c̣n phải chuyển sang đi bằng những chiếc xuồng nhỏ do người chèo một đoạn đường nữa mới đến vườn. Tôi cùng 3 người khách xuống cùng một chiếc xuồng do hai cô gái chèo. Chúng tôi đi dọc một con mương dài khoảng 1km, chiều rộng của nó từ 2m đến 5m, nh́n những giọt mồ hôi rịn trên trán cô tôi thắc mắc hỏi cô “Đoạn đường ḿnh đi không xa mấy, sao công ty không mở một con đường ṃn nhỏ để đi? Hay mở rộng con mương có thể chạy những chiếc xuồng máy để đỡ cực hơn không chị?” Cô ấy đáp lời tôi: “Họ nói du khách thích có cảm giác ngồi trên những chiếc xuồng do con người chèo. Em có biết không, em đến vào mùa này các chị đỡ cực đó, chứ vào mùa nước cạn các chị phải bước xuống ḷng mương để đẩy xuồng cho khách nữa”. Ḷng tôi chợt quặn thắt khi liên tưởng đến h́nh ảnh của các bác chạy xích lô c̣m cơi phải ngừng đạp xe để đẩy người khách trên xe ḿnh khi đi vào những đoạn đường có độ dốc. Người ta thường hay nói “xóa bỏ áp bức bất công”, “giải phóng sức lao động”, “đất nước chúng ta không c̣n chế độ người bóc lột người nữa”...Thế th́ thực tế ra sao? Ngay tại chốn thành thị đến chốn thôn quê, đâu đâu ta cũng dễ dàng thấy cảnh sức người thay cho sức vật hay máy móc.

Trước khi bước lên bờ, tôi nhét vào ḷng tay chị ấy tờ 5000 đồng và nói “cám ơn chị, em mời chị uống với em ly nước nhé” rồi vội vă rời xuồng để lại lời “cám ơn” của cô chèo đ̣. Vườn trái cây đây rồi nhưng tôi có thấy qủa đâu, có lẽ chúng tôi đến không phải mùa chăng? Cô chủ vườn nói trái cây trong vườn vừa thu hoạch xong, chỉ c̣n một ít bán cho du khách đến vườn nhưng giá th́ mắc gấp2 đến 3 lần giá chợ. Tôi và những người khách cùng đi chỉ ăn qua loa một ít trái cây rồi trở về. 

Thế đấy, món qùa mà tôi tự thưởng cho ḿnh là một chuyến đi như thế, c̣n bạn nghĩ sao về khẩu hiệu mà hiện nay rất phổ biến trên khắp quê hương tôi “Việt Nam Điểm Đến Của Thiên Niên Kỷ” ? Riêng tôi, tôi luôn tự hỏi ḿnh đang sống ở thiên niên kỷ thứ mấy đây?


Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ư, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1