Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

[Trở lại trang đầu]

Số 1 - Tháng 10/2002

Những Cánh Chim Đáng Lẽ Phải Bay Cao - châu đ́nh khoa

Thư Gửi Bạn - lưu anh
"Việt Nam - Điểm Đến Của Thiên Niên Kỷ" - lê trang tâm
Cái Nghèo - khánh ly
Ông Tôi - hoàng quyên
Đêm Sao Sáng - nguyễn bính
Anh Đă Mất Chi? Anh Đă Được Ǵ? - lưu quang vũ
Phrăng Xoa Marie Vônte
Sao Biển
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
Saiho-ji Kyoto - philip greenspun
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

văn

Ông tôi

  • Hoàng Quyên (July 29,2000)

- Ông tao là phi công thời chiến tranh đệ nhị thế chiến. Ổng đă từng lái những chiếc máy bay chở đầy bom!

- Không ông tao ngầu hơn! Ông tao đă từng tham gia vào cả đệ nhất lẫn đệ nhị thế chiến!

Hai đứa bé khoảng 10-11 tuổi, đang tranh nhau khoe chiến tích của ông ḿnh ở trên xe bus. Nh́n họ, tôi chợt nghĩ đến ông tôi...

Ông tôi không phải là một người hùng trên chiến trường, mà chỉ là một ông giáo b́nh thường trong ngôi làng Quế Sơn nhỏ bé của miền Trung mà thôi.

Có lẽ ông là một người cha tốt, v́ tôi thấy ba và các bác, cô của tôi, ai cũng kính nể. Khi tôi c̣n ở Việt Nam th́ ông tôi đă gần tám mươi. Đầu tóc ông bạc phơ, ngay cả con mắt của ông cũng đă phủ một màng trắng mỏng, tưởng chừng như ông không thấy được ǵ, nhưng kỳ thật ông vẫn c̣n có thể đọc Kinh Thánh mỗi ngày.

Ba và các cô tôi học xong đại học rồi ở luôn ở Sài G̣n, chỉ c̣n các bác tôi ở lại quê nhà ngoài miền Trung để giữ đất ông bà.

Ông nội tôi thường vào Sài G̣n ở với ba và các cô tôi vài năm, rồi lại về Quế Sơn vài năm,... và cứ luân phiên như vậy....

Khi ở Sài G̣n, tuy tuổi đă cao nhưng ông tôi không bao giờ chịu ngồi yên chờ con cháu săn sóc cơm nước hoặc đến thăm hỏi. Ông luôn luôn t́m việc để làm, hết công việc ông lại đi dạo phố, rồi trở về đọc sách hoặc đánh cờ tướng với tôi (tôi là đứa cháu duy nhất của ông trong Sài G̣n lúc bấy giờ).

Khoảng 3 giờ chiều mỗi ngày, hai ông cháu tôi đều đi dạo phố. Ông bảo, giờ đó ngoài đường ít xe và tương đối yên tĩnh nhất. Nói là dạo phố, nhưng dường như không phải. Ông tôi có mục đích nào đó.

Từ nhà tôi đi bộ khoảng 15 phút là đến khu chợ nhỏ (h́nh như là chợ An B́nh). Lộ tŕnh “dạo phố” của ông cháu tôi ngày nào cũng thế, từ nhà đến sạp vé số ở trong chợ. Chủ sạp là một người đàn bà ngoài ba mươi và thằng con hơn 10 tuổi. Hôm nào ông tôi cũng mua hai vé số đặc biệt, không hơn không kém, rồi đi thẳng một mạch về nhà.

Chẳng bao giờ ông tôi ḍ số xem có trúng hay không. Ông để đâu đó, rồi cô tôi dọn nhà đem bỏ vào sọt rác khi thấy đă quá hạn.

Suốt những năm ở Sài G̣n ông đều mua vé số như vậy. Bà chủ sạp vé số biết tính khách hàng, nên hôm nào cũng để sẵn hai vé số cho ông tôi. Chắc bà cũng sốt ruột khi thấy ông tôi mua số từ năm này sang năm khác mà không trúng. Sau này, bà ghi nhớ số và ḍ dùm ông tôi. Cũng có lúc ông tôi trúng an ủi; nhưng có khi lănh được tiền, có khi không, v́ đă đánh mất vé số.

Theo thời gian tôi lớn dần, và bắt đầu thắc mắc về việc làm lạ lùng nầy của ông tôi. Một hôm tôi đánh bạo hỏi:

- Ông nội ơi! Sao cháu chẳng bao giờ thấy ông ḍ vé số mặc dầu ngày nào ông cũng mua? Ông quên phải không? Nếu ông quên, cháu ḍ giùm ông.

- Không cháu ơi! Ông không quên, nhưng mục đích ông mua không phải là để trúng số cháu ạ. Ông già rồi, có thêm chục vài ngàn cũng vậy.

- Vậy ông mua để làm ǵ? Tôi ngạc nhiên.

- Ông mua để giúp người ta có thêm chút đỉnh trong cuộc sống cháu ạ!

- Với một vài ngàn của ông đủ giúp cho bà ấy sao? Tôi cười, cho là ông tôi đă lẩm cẩm.

- Cháu ơi! cháu đừng bao giờ nghĩ rằng một vài ngàn là ít ỏi. Nước Việt Nam ḿnh c̣n có hàng triệu người sống mỗi ngày bằng mấy trăm đấy cháu ạ! Cháu may mắn có cha và các cô đều thành công trong xă hội, nên cháu không phải vất vả để kiếm tiền, v́ vậy cháu không hiểu giá trị thực sự của đồng tiền.

Bị chỉnh, tôi hỏi vặn:

- Nếu vậy tại sao ông không đi giúp hàng triệu người đó đi? Ông không thấy bất công khi chỉ giúp một ḿnh người đàn bà ấy?

- Cháu nói đúng! Ông không có khả năng để giúp hàng triệu người, nhưng ông đủ khả năng giúp một người. Mỗi ngày ông dùng thời gian đi dạo của ḿnh để giúp một người, và như vậy ông không bỏ phí thời gian... Sống phải làm người có ích cho xă hội, cháu ạ! Dù ta không làm được việc lớn để thay đổi bộ mặt xă hội, nhưng ta có thể làm được việc nhỏ. Từ việc nhỏ ta làm cũng có khả năng tác động việc lớn. Ta không đủ sức làm một cơn sóng lớn chấn động mặt hồ, nhưng với một giọt nước nhỏ nhỏ, ta vẫn có thể làm mặt hồ chuyển động.

Tôi im lặng gật đầu. Bài học thương người, và sống có ích cho xă hội của ông đă lặng lẽ khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của tôi từ lúc đó.

Sau khi tôi rời Việt Nam được 4 năm th́ ông tôi đă qua đời tại Sài G̣n. Ông đă ra đi trong sự b́nh an, tràn đầy hạnh phúc và không có ǵ luyến tiếc. Ông chỉ tiếc một điều là không chờ được ngày tôi trở về để cùng ông đàm thoại bằng tiếng Pháp. Tôi bàng hoàng đón nhận tin này trong lá thư Ba tôi gửi qua, kèm theo h́nh ảnh đám tang.

Đối với tôi, ông vẫn c̣n sống, lời nói của ông năm nào dường như vẫn c̣n văng vẳng bên tai. Ông ơi, cháu sẽ luôn ghi nhớ những điều ông đă dạy, và nguyện xin làm giọt nước nho nhỏ đó.

Ở một nơi nào trên cơi thiêng liêng, hẳn ông sẽ măn nguyện khi biết là hiện đang có biết bao “giọt nước nho nhỏ” của tuổi trẻ Việt Nam đang kết thành gịng thác để cuốn sạch đi những đau thương trên đất mẹ, đem thanh b́nh thực sự về cho biển...


Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ư, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1