Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

[Trở lại trang đầu]

Số 4 - Tháng 1/2003

Thư Gửi Bạn - lưu hà anh

Đôi Mắt - nguyễn kim dung
Cô Dâu Đài Loan: mãnh đời số 1 - bình thiện 
International Standards on Migrant Workers
Con Đường Sỏi Đá - ngọc nhi
Có Một Bài Thơ Không Bươm Bướm - đỗ trung quân
Lại Ngẫm Về Hạnh Phúc - bùi minh quốc
Đêm Phương Bắc Nhớ Về Tổ Quốc - trần mạnh hảo
Elie Wiesel
Tờ Giấy Bạc 20 Dollars - lý thanh thảo
Căn Bản Về Internet
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

tùy bút

Cô Dâu Đài Loan - Mảnh Đời Số 1

  • Bình Thiện

Trên con đường Cộng Hòa của Sài Gòn xe cộ đi lại ùn ùn, ngày nào cũng như ngày nào, tình trạng kẹt xe cứ diễn ra đều đều. Bụi và khói xe tỏa khắp làm cho tất cả người và xe cộ chìm vào trong một biển ô nhiễm không khí nặng nề. Đi sâu vào một con hẻm nhỏ là một dãy nhà cho thuê. Trong căn phòng cuối của dãy nhà, dì Hảo đang ngồi vá lại chiếc áo rách. Mấy bữa nay chỗ công ty mà dì vẫn đến quét dọn đã giải thể nên dì bị thất nghiệp. Năm nay dì đã già rồi, không làm ở chỗ ấy nữa thì chẳng biết làm đâu cả, thôi đành trông chờ vào cô con gái duy nhất mà dì có. 

Từ hồi lấy chồng mãi dưới Cần Thơ, chồng ra đi với người đàn bà khác bỏ lại hai mẹ con dì bơ vơ không nhà không cửa, chỉ vẻn vẹn có một miếng đất nhỏ và cái lều lợp lá. Thoạt đầu dì còn đi buôn cá, mua lại của những người đánh cá rồi mang ra chợ bán lấy lời nuôi con. Sau, con gái dì lớn một chút, dì đưa con gái lên Sài Gòn thuê nhà kiếm sống. Hai mẹ con mỗi người một việc nương tựa lẫn nhau. Trước dì nấu một nồi chè bán vào khoảng năm giờ chiều trở đi, cũng lai rai nhưng đến mùa mưa thì chè ế chẳng có ma nào ăn. Thế là dì đành chuyển sang nghề nấu ăn phụ cho một quán nhỏ, gặp con mẹ chủ quán lại còn hách tính nữa, luôn nạt dì, đúng là diễn viên xấu bày đặt đóng vai ác. Dì cũng ráng chịu đựng ở quán phụ một thời gian rồi thì sức chịu đựng cũng có hạn, dì đành chuyển sang quét dọn cho mấy công ty. Cho đến bây giờ cái công ty mà dì đang làm tự nhiên giải tán, dì buồn khi gánh nặng tất cả hiện tại đều đổ lên vai cô con gái dì.

Con gái dì Hảo năm nay 18 tuổi, cái tuổi đẹp lắm của người con gái. Nếu giờ này con dì còn đi học thì chắc là vào năm đầu của đại học rồi. Nhưng thay vì đi học cô lại phải vật lộn với cuộc sống ở nấc thang thấp nhất của xã hội. Cô tên là Thu Tím, tên như thế bởi khi sinh ra cô, má cô luôn phải trông chờ cha cô mỗi đêm không thấy chồng về.

Thu Tím rất thương má nên lúc kiếm tiền dù ít nhiều tất cả Tím đều đưa cho má. Tím làm ở một nhà hàng trên đường Hồng Hà quận Tân Bình. Khách vào là Tím ra tiếp đồ ăn và bia cho khách, hôm nào vớ được khách sộp còn được kha khá tiền boa, rủi có bữa gặp mấy anh choai choai là sôi hỏng bỏng không. 

Nhiều hôm nhà hàng không khách, Tím lê đôi chân mỏi mệt về với mẹ. Hai mẹ con lòng nặng trĩu, ôm nhau khóc cho cuộc đời sao cực khổ quá thể thế này, không kiếm được chút ít thì lấy đâu ra mà trả tiền nhà tháng này cơ chứ. Một người một ý nghĩ thầm kín riêng nhưng có lúc cả mẹ lẫn con đều lóe lên trong đầu ý định quyên sinh. Một hôm trong tâm trạng đó, hai mẹ con kéo nhau ra bờ sông Sài Gòn, ngồi trên băng ghế đá, yên lặng nhìn giòng nước tỉnh lặng. Trong bóng chiều chạng vạng tối, dì Hảo nhìn từ đằng xa đi lại một cậu bé con nhỏ chừng 10, 11 tuổi. Khi cậu bé đến gần, dì vẫy nó và hỏi:

- Con ơi, con đi đâu mà đi trời tối thế này ?

Cậu bé ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên và trả lời:

- Dạ má con đau nặng, con mới đi bán vé số về xong bây giờ sang bên kia cầu mua thuốc cho má!

Nói rồi cậu thoắt cái đi mất tiêu, dì Hảo như chợt bừng tỉnh sau cơn mơ. Vậy là dì còn hạnh phúc hơn bà má của cái cậu bé con kia. Dầu gì Tím cũng lớn hơn cậu bé nhỏ nhoi gầy còm đó. Dầu gì dì cũng còn khỏe mạnh hơn bà mẹ tội nghiệp kia. Thế là hai má con dì lại lầm lũi ôm nhau về căn phòng cho thuê sống tiếp cái kiếp lưu đầy. 

Cách nơi dì ở một con đường, có một khách sạn chuyên tuyển chọn và mai mối những cô gái trẻ đi làm dâu bên Đài Loan. Tím xem qua mục tuyển chọn và về bàn lại với má. Xa con thì mình còn biết sống với ai! nhưng suy đi tính lại, dì Hảo cũng đành chịu cho Tím đi, mong sao có thể đổi được đời của đứa con gái mình. Vài hôm sau, Tím đến đăng ký với nhân viên khách sạn. Cô tiếp tân hẹn Tím ba hôm sau đến cho họ tuyển. Hôm ấy như đúng hẹn, Tím đến khách sạn. Trong phòng tuyển có 9 người đàn ông, ai nấy đều khoảng trên 50 tuổi. Người thì chân khập khiễng, người thì lác lộn, lại còn có người hai bàn tay bị cụt mất mấy ngón nữa. Sau đó, Tím được gọi sang một phòng khác trong đó có hai người đàn ông cũng cỡ tuổi trên 50, miệng không có răng. Họ bảo Tím đứng lên ngồi xuống, đi đi lại lại cho họ coi người. Với dáng người cân đối nên Tím nhanh chóng chiếm cảm tình của hai người đàn ông trước mặt. Xong phần tuyển chọn, ra mắt, họ bảo Tím đưa địa chỉ và số DT để hồi sau họ sẽ liên lạc. 

Khoảng độ hai tuần lễ sau cô tiếp tân khách sạn thông báo cho Tím là Tím đã trúng tuyển, chừng hai tuần lễ nữa chú rể Đài Loan sẽ sang làm đám hỏi cưới xin và các thủ tục. Tím mừng quá báo cho dì Hảo hay. Hai má con đều mừng. Mừng xong rồi lại ôm nhau khóc, không biết cái thằng chú rể già ấy tính tình nó đối xử với mình thế nào đây. 
Hai tuần sau người đàn ông Đài Loan quá 50 tuổi đến tìm Tím tận nhà, mặt ông ta nom cũng hiền lành tử tế, dáng người thì lùn bé tí teo, miệng không có cái răng nào. Ông ta đi cùng với một người phiên dịch. Ông già nói một hồi sau đó người phiên dịch nói lại với Tím rằng ông chú rể tương lai này sẽ cho Tím một số tiền để học ngoại ngữ trước khi sang Đài Loan trong vòng ba tháng. Khi Tím đã có thể nói được chút ít ông sẽ sang cưới Tím, trả cho má Tím 1000 đô. Còn tiền cưới Tím sẽ là riêng, cộng với bao cả tiền thuê nhà cho má con Tím ở trong ba tháng học nữa. Hai ngày sau, lão đến đón hai mẹ con Tím đến một căn nhà khác ở đàng hoàng hơn. 

Lão về trước rồi Tím cứ tưởng tượng hằng ngày, hằng đêm chung sống với con người da nhăn nheo ấy mà rùng mình. Nhưng nhớ lại cảnh nghèo đã qua Tím chỉ biết trút một hơi thở dài. Trong ba tháng ấy, tháng thì lão cho 100 đô, tháng thì lão cho 200 đô để hai mẹ con Tím đi chợ ăn uống. Đúng ba tháng sau, lão về Việt Nam cưới Tím, lễ cưới không linh đình mấy nhưng cũng đủ để chiêu đãi và ra mắt bà con chòm xóm, chú rể dáng thong thả từ tốn của người già cả chụp hình với cô dâu trẻ măng trong công viên Đầm Sen. 

Căn nhà lụp xụp ở một vùng quê Đài Loan trong một căn hẻm nhỏ là nhà của vợ chồng Tím. Tuy nhà không cao, cửa không rộng nhưng lão chồng già của Tím khá là hiền lành và tử tế. Dần dà, Tím cũng quen với cảnh chồng già và rồi Tím đi làm như một công dân Đài Loan, chỉ có một điều mắc cười duy nhất là Tím không bao giờ dám nhìn kỹ vào miệng chồng vì lão không có cái răng nào cả!


Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ý, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1