Trang mạng: http://geocities.com/baophusa
http://baophusa.topcities.com
Email:  [email protected] 
Bưu điện:  PHU SA
TSC-43 26-33 TAKANAWA 3 CHOME
MINATO-KU TOKYO 108-0074, JAPAN

[Trở lại trang đầu]

Số 4 - Tháng 1/2003

Thư Gửi Bạn - lưu hà anh

Đôi Mắt - nguyễn kim dung
Cô Dâu Đài Loan: mănh đời số 1 - b́nh thiện 
International Standards on Migrant Workers
Con Đường Sỏi Đá - ngọc nhi
Có Một Bài Thơ Không Bươm Bướm - đỗ trung quân
Lại Ngẫm Về Hạnh Phúc - bùi minh quốc
Đêm Phương Bắc Nhớ Về Tổ Quốc - trần mạnh hảo
Elie Wiesel
Tờ Giấy Bạc 20 Dollars - lư thanh thảo
Căn Bản Về Internet
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 
WinWord - Font TCVN
WinWord - Font VNI
WinWord - Font Unicode
WinWord - Font VPS

tùy bút

Con Đường Sỏi Đá

  • Ngọc Nhi

Xong phổ thông trung học Thy ôm kệ thuốc ra hè phố v́ chuyện cơm áo. Thành phố nhỏ như bàn tay khó giấu ai chuyện ǵ. Một cựu học sinh của trường Nguyễn Huệ nay lẫn lộn trong đám người v́ mưu sinh từ chân cầu Tràng Tiền kéo dài đến hết đường Lê Lợi. Biết ai nên ai hư? 

Nhỏ bí thư cũ một ngày ghé lại:

- Ê, mi đám hỏi rồi hả Thy? Hắn nghèo lắm phải không?

- Ừ! Chi không?

Trần trụi, viễn tưởng! Không biết có mấy phần quan tâm? Thy nghĩ theo cách nh́n đời qua lăng kính mới. Đường càng lúc càng vắng. Một vài người dừng xe mua nửa gói thuốc. Xế chiều, vài cơn gió ùa tới. Lá vàng ̣a xuống rồi lăn lông lốc trên mặt đường. Mưa nặng hạt rồi đổ rào rào. Thy ôm kệ thuốc chạy nhanh vào ki-ốt trong công viên. Vậy là toi một buổi chiều. Mưa rát mặt. Mưa luôn luôn gợi nhớ một kỷ niệm buồn... 
Năm lớp mười hai, Thy chuyển lớp. Thầy dạy văn chủ nhiệm, những bài văn luôn luôn không quá năm điểm, Thy ghét thầy ngang bằng thầy ghét Thy. Tại v́ Thy từ chối chức vụ lớp phó trong lớp mới? Tại v́ Thy không hay tới nhà thầy như mấy học tṛ khác? Thy biết ḿnh có điều ǵ không phải, nhưng không hoàn toàn v́ Thy. Cuối năm, điểm lao động tṛn trịa một con số không. Thy thắc mắc. Thầy hỏi: "Tại sao em nói có lao động đầy đủ mà không có điểm?" - "Thưa thầy em không được rơ". "Em định đổ lỗi cho lớp phó lao động hả? Tại sao người khác có điểm c̣n em th́ không?" Niềm đau vỡ ̣a. Thy không biết trả lời. Thy mượn câu nói của chính thầy để ngăn ḍng nước mắt sắp tràn ra. "Không can hệ ǵ cả! Phải, không can hệ ǵ cả?" Rồi Thy lầm lũi về trong mưa. Cám ơn trời đă mưa thật to để người đời không nh́n thấy Thy đă thổn thức như thế nào v́ một điều không đáng khóc. Sau này Thy hay nói với bạn bè: Nếu được làm cô giáo, tao sẽ không bao giờ thiên vị!... 

Hôm qua đi mua dép với me. Me đi hơi nhanh nên Thy cách me cả một đoạn. Me đội nón lá cũ và xách giỏ lưới cũ. Me đen sạm đi v́ dầm mưa dầm nắng. Thy nh́n me rưng rưng. Me dừng trước hàng dép, lựa một đôi và h́nh như hỏi giá. Me khẽ khàng đặt đôi dép xuống và đi tiếp. Thy nghe bà bán hàng đanh đá: "Đồ xách giỏ! Mấy bà coi chừng mất đồ!" Tim Thy nhói lên. Lạy trời me không nghe. Thy không đủ lư trí để làm ǵ khác. Thy đuổi kịp me, lí nhí nói nhức đầu rồi lấy xe đạp đi. Đến khuya, bao nhiêu uất ức trào ra ướt đầm mặt gối. Thy thương me, thương ba, thương cái nghèo của nhà ḿnh, Thy cố t́m một điểm tựa. 

Lớp mười một. Khai lư lịch. Thy điền vào nghề nghiệp của ba hai chữ: Lao động - thấy cũng hay hay. Nửa tháng sau, thầy T. chủ nhiệm kêu Thy lên gặp. Thầy nói với Thy đầy vẻ thông cảm: "Em không nên mặc cảm v́ nghề nghiệp của ba. Đạp xích lô có ǵ là xấu đâu. Vợ thầy biết rất rơ về ba em, ba em có học thức, có nhân cách, chẳng qua chỉ là thất cơ lỡ vận. Lớp này có ai tốt bằng em không?" Thy muốn kêu lên: "Thầy lầm rồi, em luôn tự hào về ba me em". Nhưng Thy không thể. Thy cũng cần một phần thông cảm của thầy bởi cuộc sống có quá nhiều cơ cực. Ba Thy nói tiếng Anh như gió, có bản lĩnh, có chừng mực. Nhưng sức khỏe của ba đă bị đánh gục bởi cái nghề xích lô đến nỗi phải ăn bám vợ. Me Thy từ một phụ nữ bốn con vẫn để tóc thề, giờ tàn tạ dưới cái nắng, cái rét, cái lo toan... Thy đặt lên đôi vai mười bảy cái gánh nặng trĩu dằn vặt, suy tư mà có giúp ǵ cho ba em được đâu! Năm đó, nhờ sự qua tâm, động viên của thầy, Thy không bỏ học nửa chừng và vẫn giữ được danh hiệu tiên tiến của năm trước. 

Sau những ngày mưa, mặt trời ló dạng. Những tia nắng như mới mẻ, lạ lùng. Những giọt nắng nhảy nhót trên mặt đường chỗ khô chỗ ướt trông như một bức thông điệp về sự hồi sinh. Mấy đứa bạn ghé chơi, đánh bài và nói chuyện phiếm, rồi đi. Thy thấy vui vui. Ḍng Hương Giang phía sau lấp loáng. Mấy chiếc thuyền nhè nhẹ trôi. Thy tự hỏi không biết chiếc thuyền nào đó đă chở nỗi niềm của ḿnh ra biển để ḷng Thy nhẹ tênh. Ba mẹ quyết định làm giấy đi HO. Cuối cùng phải có một sự lựa chọn. Hoặc là nghèo và con cái học nửa vời. Hoặc là cất được gánh lo toan và hy vọng có ngày trở về. Tóc ba bạc hẳn sau một tuần đắn đo, cân nhắc. Thy biết ḿnh sẽ ở lại, cũng như biết ḿnh có lỗi với ba me, nhưng đến lúc đó c̣n lâu mà. 

Chiều nay đi bán về Thy mua cho ba tờ báo, và mua một gói khoai sắn cho Thảo, Ly. Thy giúp mẹ nấu cơm. Bữa ăn cũng là rau và cá khô như mọi lần. Cả nhà có vẻ vui hơn, ngon miệng hơn. 

Tối, Thy rủ Nhung đi thăm cô Y chủ nhiệm lớp mười. Lúc đang học với cô, Thy ít có dịp nói chuyện với cô nhưng khi hết học rồi Thy rất thích đến thăm cô. Hồi đó, làm như có một sợi dây vô h́nh giữa cô và Thy. Một điều ǵ gần như là t́nh bạn. Cô hiểu được điều mà người khác không nh́n thấy được nơi Thy. Năm đó có một cái đuôi theo Thy. Cô hay nh́n Thy cười cười, nhột ghê. Cái đuôi ở bàn trên, Thy bàn dưới. Ngoài mặt Thy lành lạnh nhưng trong ḷng thinh thích. Con gái mà! Một bữa cô đột nhiên đổi chỗ cái đuôi và hỏi: "C̣n ai thích đổi chỗ nữa không?" Nhớ lại Thy đỏ mặt... Cuối cùng Thy và cái đuôi ngồi gần nhau (!). Cái đuôi viết tên nó và tên Thy lồng vào nhau và suốt buổi học cứ ch́a ra trước mặt Thy. Chuyện là vậy và chỉ có vậy, nhưng là một kỷ niệm dễ thương... 
Đêm cuối tháng, trời không có trăng nhưng có cả ngàn sao. Huế về đêm vắng quá! Thy đạp xe chầm chậm mà nghe ḷng dâng lên một niềm thương: Thương ngôi trường cũ, thương con đường sỏi đá dẫn về nhà, thương thành phố nhỏ như ḷng bàn tay. Mai này, nếu được phép lựa chọn, Thy nhất định không rời xa chốn này! 


Phù Sa mong được đón nhận mọi góp ư, bài vở, tin tức từ các bạn.
Xin gửi ngay về cho Phù Sa qua email: [email protected]

Hosted by www.Geocities.ws

1