HOME    LỜI CHÚA    ĐỨC TIN    LINH ĐẠO    THẦN HỌC    ĐỜI SỐNG     IN ENGLISH    VỀ TÁC GI

Dẫn Nhập Thần Học   Mặc Khải   S Sống Nếu Bạn Tin   Thiên Chúa Ba Ngôi   Tôn Giáo Ngoài Kitô   Ân Sủng  Biểu Tượng

Mặc Khải        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

 

 

MẶC KHẢI

 

Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ

 

MỤC LỤC:

 

2. Theo Phaolô. 1

a. Đức Yêsu. 2

b. Con người 3

3. Theo Yoan. 5

a. Đức Yêsu Kitô. 5

b. Thiên Chúa. 6

c. Thánh Thần. 6

d. Con người được yêu thương. 7

4. Chúa Phục Sinh Sẽ Trở Lại Vinh Quang. 9

a. Đức Yêsu nói về ngày quang lâm.. 9

b. Phaolô đề cập đến ngày quang lâm.. 9

c. Chúa quang lâm để con người được hạnh phúc trọn vẹn. 10

PHẦN III: TRONG D̉NG LỊCH SỬ HỘI THÁNH. 12

A. CÁC GIÁO PHỤ. 12

1. Thánh Y Nhă Antiokia. 12

a. Hoàn cảnh lịch sử. 12

b. Tư tưởng tôn giáo. 12

2. Justin. 13

a. Bầu khí tư tưởng. 13

b. Đức Kitô trung gian. 13

3. Irenée. 14

a. Mặc khải và lịch sử cứu độ. 14

b. Kinh Thánh. 16

c. Tông đồ. 17

4. Clément d’ Alexandrie. 18

a. Đức Yêsu- Lời Thiên Chúa mặc khải 18

b. Triết lư và mặc khải 19

5. Origène. 19

 

2. Theo Phaolô

          Niềm tin của Phaolôâ là niềm tin của các kitô hữu sơ khai, và cũng là niềm tin của các tông đồ.

          “Hỡi anh em, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng tôi đă rao giảng cho anh em... V́ tiên vàn mọi sự, tôi đă truyền cho anh em điều mà chính tôi đă chịu lấy: là đức Kitô đă chịu chết v́ tội lỗi chúng ta, theo lời Kinh Thánh, là Ngài đă bị chôn cất, là Ngài đă hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm mười hai... Vậy dù là tôi hay là họ, chúng tôi rao giảng như thế, và cũng như thế mà anh em đă tin” (1 Cor. 15, 1-5.11).

a. Đức Yêsu

          Phaolô rao giảng đức Kitô đă chết, sống lại, và là Thiên Chúa. Đức Yêsu Kitô là người duy nhất mà mọi sự phải được quy chiếu về. Nơi Đức Kitô Yêsu, không có chia rẽ hay hiềm khích. Những hiềmkhích hay chia rẽ nếu có, là tại con người, do người ta chưa lấy Đức Kitô Yêsu là trung tâm cuộc sống của ḿnh! “Một khi người ta nói: tôi, tôi về phe Phaolô; c̣n kẻ khác: tôi, tôi về phe Apôlô. Vậy th́ Apollo là ǵ? Phaolô là ǵ? V́ nền móng th́ không ai có thể đặt cái khác, ngoài nền móng đă đặt rồi, tức là Đức Yêsu Kitô” (1 Cor. 3, 4. 5.11). “Tôi muốn nói là anh em mỗi người, ai cũng phân phô: tôi về phe Phaolô; tôi, tôi về phe Apollo; c̣n tôi, tôi về phe Kêpha; và tôi, tôi về phe Đức Kitô! Đức Kitô bị phân mảnh rồi sao? phải chăng Phaolô đă đóng đinh thập giá v́ anh em? hay anh em đă được thanh tẩy nhân danh Phaolô? (1 Cor. 1,11-12).

          Đức Yêsu Kitô là mối lợi tuyệt vời. Đức Yêsu Kitô là trung tâm cuộc đời của Phaolôâ, là cái ǵ quư nhất Phaolô biết được và ước ao: “tôi c̣n coi mọi sự hết thảy là thua lỗ bất lợi cả, v́ cái lợi tuyệt vời là được biết đức Kitô Yêsu, Chúa tôi. V́ Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được đức Kitô, và được thuộc về Ngài” (Phil. 3, 8-9).

          Đức Yêsu Kitô là sự khôn ngoan. Với những ai được kêu gọi th́ đức Kitô là quyền năng và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa; chính do tự Người (Thiên Chúa) mà anh em được có trong đức Kitô Yêsu, Đấng do bởi Thiên Chúa đă nên sự khôn ngoan cho chúng ta, sự công chính, sự cứu chuộc và thánh thiện ((1 Cor. 1, 24. 30).

          Đức Yêsu Kitô là h́nh ảnh của Thiên Chúa (Col. 1, 15; 2 Cor. 4, 4), nhờ Ngài mà mọi vật được tạo thành (Col. 1, 15-17; 1 Cor. 8, 6; Dth. 1, 3); Đức Yêsu Kitô là Đấng cứu độ con người[1]. Cứu độ con người khỏi t́nh trạng khốn nạn[2]. Ngài là phương xá tội chúng ta (Rm. 3, 25), nghĩa là chúng ta được cứu nhờ tin vào danh Đức Yêsu Kitô, chứ không phải nhờ vào việc giữ lề luật, v́ lề luật không có sức cứu độ con người!

          Đức Yêsu Kitô là nguồn mối chúc lành của chúng ta.

Eph. 1, 3-14: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha của Chúa chúng ta Đức Yêsu Kitô, Đấng đă chúc lành cho ta với tất cả những ǵ là chúc lành của Thần Khí, ở trên trời trong Đức Kitô... Người đă chọn ta trong Ngài...Người đă tiền định cho ta được phúc làm con, nhờ Đức Yêsu Kitô và v́ Ngài...Trong Ngài ta được ơn cứu chuộc...Trong Ngài, chúng tôi cũng đă được hưởng phần dành cho chúng tôi...Trong Ngài, cả anh em nữa...”. Nhờ Đức Yêsu và trong Đức Yêsu Kitô, chúng ta được Thiên Chúa ban cho tất cả.

          Đức Yêsu Kitô là mầu nhiệm được ẩn dấu từ muôn thuở, nay được tỏ hiện: “Và quả là lớn lao thật, mầu nhiệm của chân đạo đă hiển hiện trong xác thịt, chứng thực nhờ Thần Khí, bày tỏ cho thiên thần, loan báo giữa muôn dân, tin kính trong hoàn vũ, siêu thăng chốn vinh quang” (1Tm. 3, 16). “... mà tôi đă trở thành người phục vụ mầu nhiệm đă giữ kín từ muôn thuở, muôn thế hệ, nhưng nay đă được bày tỏ cho các thánh của Người, những kẻ đă được Thiên Chúa muốn thông báo cho biết là ǵ lường phong phú vinh quang của mầu nhiệm ấy nơi dân ngoại, tức là Đức Kitô trong anh em, mối hy vọng vinh quang” (Col. 1, 26-27).“... nghĩa là được hiểu biết mầu nhiệm của Thiên Chúa, tức là đức Kitô, trong Ngài có ẩn chứa hết thảy mọi kho tàng khôn ngoan thông thái” (Col. 2, 2-3).

          Theo Phaolô, Đức Yêsu Kitô là mặc khải lớn nhất, cao quư nhất: “Mầu nhiệm đă được ẩn dấu từ muôn đời nay được mặc khải” (Rm. 16, 25-27). Đức Yêsu Kitô không chỉ là người đă chết v́ tội của chúng ta, được Thiên Chúa phục sinh từ cơi chết, mà Ngài là mầu nhiệm Thiên Chúa dấu kín từ muôn thuở nay bày tỏ cho các thánh của Người, Ngài là Chúa trên hết các Chúa, là chính Thiên Chúa.

          Đức Yêsu là Thiên Chúa, đây là tột đỉnh của mặc khải. Điều này hàm chứa trong nhiều bản văn của Phaolô. Đức Kitô được gọi là Con Thiên Chúa[3], Con (riêng) (Rm.8, 3. 32), Con của t́nh yêu, Con chí ái (Col.1, 13).

          Trong bản văn “Ai biết được tư tưởng của Chúa để dạy Ngài[4]? c̣n chúng tôi, chúng tôi có tư tưởng của Đức Kitô” (1Cor.2, 16), Phaolô đặt sóng đôi giữa Chúa Yahweh[5] và đức Kitô. Điều này hàm chứa, theo Phaolô, đức Kitô có thần tính như Yahweh.

          Nơi bản văn Rm. 9, 5 “... và do tự họ, Đức Kitô về phần xác, Đấng vượt trên mọi sự, Thiên Chúa đáng chúc tụng cho đến muôn đời”, có một số nhà chú giải cho rằng câu “Thiên Chúa đáng chúc tụng cho đến muôn đời” không gán cho Đức Kitô, nhưng là chúc tụng Thiên Chúa Yahweh; nhưng nếu xét kỹ văn mạch, người ta thấy lời chúc tụng này hướng về đức Kitô chứ không về Yahweh.

          Phaolô ít dùng từ ngữ Thiên Chúa để chỉ Đức Yêsu, sở dĩ vậy v́ Ngài muốn dùng chữ Thiên Chúa (QeoV) để chỉ Cha (Rm. 15, 6); hơn nữa Phaolô luôn nghĩ đến đức Kitô lịch sử “Thiên Chúa làm người” (Phil. 2, 5tt; Col. 1, 15) nên đức Kitô được diễn tả như suy phục Chúa Cha (1 Cor. 3, 23; 11, 3) trong công tŕnh tạo dựng (1 Cor. 8, 6), cũng như trong việc tái tạo cánh chung (1Cor. 15, 27tt).

          Lời tôn vinh Phil. 2, 6-11 cho thấy:

·       “Ngài, phận là phận của một v́ Thiên Chúa (morfh Qeou).

·       Thiên Chúa đă siêu tôn Ngài, và ban cho Ngài Danh Hiệu vượt qua mọi danh hiệu, hầu trước danh hiệu của Đức Yêsu, mọi gối đều phải qú xuống bái lạy, nơi trời cao... và mọi miệng lưỡi phải xưng hô: YÊSU KITÔ LÀ CHÚA (cc. 9-11). Trong bản dịch LXX của cựu ước, Thiên Chúa Yahweh được gọi là Chúa (KurioV). Như vậy, khi thánh Phaolô gọi Đức Yêsu Kitô là Chúa (KurioV), phải chăng Phaolô muốn nói Đức Yêsu Kitô ngang hàng với Thiên Chúa? Trước danh hiệu của Đức Yêsu Kitô, mọi đầu gối phải quỳ xuống bái lạy, không chỉ trên địa cầu nhưng cả chốn hoàng thiên và dưới gầm đất! Chỉ có danh Yahweh, th́ mọi gối mới phải quỳ gối để tung hô thôi!

b. Con người

          “Điều tôi muốn tôi không làm, c̣n điều tôi không muốn tôi lại làm” (Rm.7,19). “Ai cứu tôi khỏi t́nh trạng khốn nạn này” (Rm.7, 24). Thiên Chúa Cha cứu độ con người nhờ Đức Yêsu và Thánh Thần của Ngài.

i. Được Thiên Chúa cứu độ

          Thiên Chúa là Cha của Đức Yêsu Kitô[6].

          Nếu đối với các tiên tri, Thiên Chúa là Đấng đă giải phóng dân Israel ra khỏi Aicập, đă kư giao ước cùng ban lề luật cho dân Dothái trên núi Sinai; th́ đối với Phaolô, Thiên Chúa là Đấng đă phục sinh Đức Yêsu Kitô Con Ngài từ trong kẻ chết[7].

          Thiên Chúa là Đấng đă phục sinh Đức Yêsu Con Ngài từ trong kẻ chết, và Ngài cũng sẽ phục sinh chúng ta[8].

          Thiên Chúa, theo Phaolô, cũng chính là Thiên Chúa cứu độ. Ngài cứu độ con người qua chính Đức Yêsu Kitô là Con của Ngài, và hoàn tất chương tŕnh cứu độ nhờ Đức Yêsu Kitô, Đấng mà Ngài thâu tóm vạn sự vạn vật (Eph.1, 3-14).

ii. Được Thánh Thần trợ giúp

          Một trong những điểm chính về mặc khải trong tư tưởng Phaolô, là Thánh Thần. Từ ngữ Thánh Thần hoặc Thánh Linh, hoặc Thần Khí thánh, được dịch từ chữ Hylạp Pneuma agion; c̣n từ ngữ Thần Khí, được dịch từ chữ Pneuma.

          Thần Khí của Con đă được gởi tới trong ḷng chúng ta bởi Thiên Chúa, để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, Abba (Gal.4, 6). Thần Khí của Đức Yêsu làm chúng ta thuộc về Ngài, nếu chúng ta không có Thần Khí của Đức Yêsu, chúng ta không thuộc về Ngài (Rm.8, 11). Thần Khí của Con được ban trong ḷng chúng ta; Thần Khí của Thiên Chúa cũng ở trong chúng ta (Rm.8, 9. 11; 1Cor. 3, 16). Thần Khí của Thiên Chúa làm cho chúng ta thành con Thiên Chúa (Rm. 8, 11)[9].

          Thần Khí đỡ đần sự yếu đuối của chúng ta, cầu khẩn cho chúng ta (Rm. 8, 26tt), giúp chúng ta biết những ǵ ở nơi Thiên Chúa (1Cor. 1, 11), giúp chúng ta tuyên xưng Đức Yêsu là Chúa (1 Cor. 12, 3). Thần Khí công chính hóa chúng ta (1Cor. 6, 11), làm chúng ta trở nên những người tự do đích thực (2 Cor. 3, 17).

          Thần Khí là thực tại bao phủ tất cả đời sống của kitô hữu, những người thuộc về Đức Kitô và Thiên Chúa.

          Tư tưởng của Phaolô lấy Đức Yêsu Kitô làm trục. Chính nhờ Đức Yêsu Kitô mà chúng ta hiểu biết hơn về Thiên Chúa, Đấng đă giải phóng dân Do Thái ra khỏi Ai cập và kư kết giao ước với dân trên núi Sinai, Đấng nói với dân qua môi miệng tiên tri và soi sáng mỗi người bằng sự khôn ngoan, và bây giờ Ngài giải phóng con người khỏi tội và khỏi nô lệ ma quỷ nhờ Con Ngài là Đức Yêsu Kitô. Cũng chính nhờ Đức Yêsu Kitô mà chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha. Chính nhờ Đức Yêsu Kitô mà Thánh Thần đă được ban cho mỗi người, làm mỗi người tự do đích thực, và chắc chắn rằng ḿnh đă được và sẽ được cứu độ.

          Đức Yêsu là tất cả đối với Phaolôâ, và cũng là tất cả của mỗi người chúng ta. Không có Đức Yêsu Kitô, những hiểu biết của chúng ta không trọn vẹn, và chúng ta cũng không được cứu độ.


 

3. Theo Yoan

          Có người cho rằng tin mừng Yoan và các thư Yoan không là những tác phẩm của thánh Yoan tông đồ, nhưng đúng hơn là của các môn đệ thánh nhân. Dù sao chăng nữa, tin mừng theo Yoan và các thư mang tên Yoan đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của thánh nhân, đến độ người ta có thể nói thánh Yoan là tác giả.

          Tin Mừng Yoan và các thư mang tên Ngài là những tác phẩm phản ánh đức tin của Giáo Hội sơ khai, nó có thể được coi là những tác phẩm của Hội Thánh tiên khởi. Hơn nữa, tin mừng và những thư này, v́ được soạn thảo sau tin mừng nhất lăm và các thư Phaolô, cũng như nhờ những suy tư và đời sống thiết thân với Thiên Chúa, với Đức Yêsu Phục Sinh, nên tin mừng và những thư mang tên Yoan mang nhiều ư nghĩa thần học sâu xa. Nói như vậy không muốn nói rằng tin mừng Yoan không có nhiều sử tính. Với những khám phá hiện đại, người ta thấy tin mừng Yoan có rất nhiều sử tính, đến độ không kém tin mừng Marcô.

          Lời đă thành xác phàm và ở giữa chúng tôi (Ga. 1, 14). Có thể coi đây là tột điểm của mặc khải bằng lời.

          Phần đông các nhà chú giải đều cho rằng, lời khởi đầu “Ga. 1, 1-18” là kết quả suy tư lâu dài và chịu ảnh hưởng quan niệm “lời” trong Dothái giáo, đặc biệt văn chương tiên tri, và cả văn chương Hy lạp nữa. Nơi Ga. 1, 1-18, đă thấy những chủ đề sẽ được khai triển trong tin mừng Yoan, chẳng hạn:

Đức Yêsu Kitô là sự sống (Ga. 1, 4; cf. Ga. 11, 1tt)

Đức Yêsu Kitô là ánh sáng (Ga. 1, 4.5.9; cf. Ga. 9, 1tt)

Đức Yêsu Kitô là sự thật (Ga. 1, 17; cf. Ga. 14, 6; 8, 32)

a. Đức Yêsu Kitô

          Đức Yêsu là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần (Ga. 1, 33). Ngài được xác chuẩn là Đấng Thiên Sai[10] trong biến cố Ngài nhận phép rửa với Yoan Tẩy giả.

          Đức Yêsu từ trời xuống, Ngài là Con Một Thiên Chúa (Ga. 3, 13.16).

          Đức Yêsu là Đấng ban Nước Hằng sống (Ga.4).

          Ngài sống tùy thuộc Cha đến độ “của ăn của tôi dùng là thi hành ư Đấng đă sai tôi, và chu toàn công việc Người” (Ga. 4, 34).

          Đức Yêsu mặc khải cho dân Do Thái biết giữa Ngài và Thiên Chúa có một tương quan rất đặc biệt: Ngài gọi Thiên Chúa là Cha; điều này làm người Do Thái muốn giết Ngài, v́ hàm chứa “cho ḿnh bằng Thiên Chúa” (Ga. 5, 18).

          Đức Yêsu là Bánh Hằng Sống, ai ăn sẽ được sống đời đời (Ga.6, 51).

          Điều trước kia Ngài đă tỏ lộ cho Nicôđêmô vào ban đêm (Ga. 3, 13tt), th́ nay Đức Yêsu nói với dân chúng: Ngài không thuộc trần gian này, Ngài được Cha sai đến trần gian (Ga.7, 28tt). Đức Yêsu đến từ Thiên Chúa (Yn 8, 21-29).

          Đức Yêsu là sự sáng (Ga. 8, 12). Trong biến cố Đức Yêsu mở mắt người mù từ thuở mới sinh, điều này được mặc khải rơ hơn (Ga.9).

          Đức Yêsu là sự thật. Sự thật giải phóng và làm con người tự do đích thực (Ga. 8, 32tt; Ga. 14, 6).

          Đức Yêsu là chủ chiên nhân từ (Ga. 10, 11).

          Đức Yêsu là Con Thiên Chúa, là một với Thiên Chúa (Ga. 10, 30).

          Trong phép lạ phục sinh Lazarô từ cơi chết, Đức Yêsu mặc khải Ngài là sự sống lại và là sự sống, ai sống mà tin Ngài th́ không phải chết, c̣n ai chết mà tin Ngài th́ sẽ được sống lại (Ga. 11,1 tt. 25.26).

          Đức Yêsu xử sự như thể Ngài là vua (Ga. 12, 12-19) dù rằng khi người Do thái muốn tôn Ngài làm vua khi Ngài cho họ ăn no th́ Ngài lại trốn (Ga. 6, 15).

          Đức Yêsu mặc khải về Thánh Thần (Ga. 14-16), và mặc khải Cha như Đấng sai Ngài và luôn nhận lời Ngài nguyện xin (Ga. 17).

b. Thiên Chúa

          Trong Tin Mừng Yoan, Đức Yêsu mặc khải về chính ḿnh; và trong tương quan với Con, Thiên Chúa là Cha được mặc khải; cũng chính qua Ngài mà Thánh Thần được sai đến và hoạt động trong thế gian.

          Trong lời nguyện của vị Thượng Tế, Đức Yêsu gọi Thiên Chúa là Cha (Ga.17, 1tt). Sự sống vĩnh cửu hệ tại nhận biết Cha và Đấng Cha đă sai, Đức Yêsu Kitô (Ga. 17, 3).

          Trong khi giảng dạy và đối đáp với dân chúng, Đức Yêsu cũng khẳng định Ngài đến từ Cha. Chính Thiên Chúa đă sai Ngài[11] (Ga. 5, 36).

          Thiên Chúa là Đấng Đức Yêsu luôn luôn tùy thuộc vào, Ngài luôn t́m ư Cha (Ga. 5, 30), luôn làm những công việc của Cha (Ga.6, 38) luôn nói lời của Cha ban cho Ngài (Ga. 12, 49; 14, 24), luôn t́m vinh quang của Đấng đă sai Ngài (Ga.7, 18).

          Tương quan giữa Thiên Chúa Cha và Ngài mật thiết đến độ:

·       Ai không kính trọng Ngài là không tôn kính Cha, Đấng đă sai Ngài (Ga. 5, 23),

·       Và ai tin vào Ngài, th́ không chỉ là tin vào Ngài, nhưng là tin vào Cha, Đấng đă sai Ngài (Yn 12, 44),

·       Ai tiếp đón Ngài là tiếp đón Đấng đă sai Ngài (Ga. 13, 20).

          Thiên Chúa là Cha đức Yêsu Kitô, là Đấng đă sai Đức Yêsu Kitô, là Đấng mà Đức Yêsu luôn hướng về.

          Một số nhà thần học hiện đại, căn cứ vào sự liên quan mật thiết giữa Đức Yêsu và Thiên Chúa, đă đi tới kết luận: Đức Yêsu là Thiên Chúa. Đây là một lư chứng nhằm chứng minh thiên tính của Đức Yêsu qua sự tùy thuộc hoàn toàn của Đức Yêsu vào Thiên Chúa Cha.

c. Thánh Thần

          Thần Khí đă xuất hiện khi Đức Yêsu lănh phép rửa với Yoan Tẩy Giả tại sông Yordan: “Tôi đă trông thấy Thần Khí như chim câu đáp xuống và lưu lại trên Ngài, nhưng Đấng đă sai tôi đến thanh tẩy bằng nước, chính Người nói với tôi: ngươi thấy Thần Khí đáp xuống và lưu lại trên ai, th́ chính Ngài là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần và tôi đă được xem thấy, và xin đoan chứng: chính Ngài là Đấng Thiên Chúa chọn” (Ga.1, 32-34). Thần Khí và Thiên Chúa đă làm chứng cho Đức Yêsu với Yoan Tẩy giả, và đến lượt Yoan Tẩy giả, ông cũng làm chứng cho Đức Yêsu.

          Thanh tẩy trong Thần Khí, là sinh lại bởi nước và Thần Khí. Đây là điều kiện để được vào nước Thiên Chúa (Ga. 3, 5-6), v́ kẻ sinh bởi xác thịt là xác thịt, c̣n ai sinh bởi Thần Khí là thần khí (Ga. 3, 6).

          Thần Khí, Đấng an ủi khác, là Thần Khí chân lư, sẽ được Thiên Chúa ban cho các tông đồ[12], Thần Khí này thế gian không thể lănh nhận (Ga. 14, 17). Thần Khí, Đấng an ủi, sẽ được gởi tới nhờ danh Đức Yêsu; Thần Khí sẽ dạy dỗ các tông đồ (Ga. 14, 26), sẽ dẫn các tông đồ vào tất cả sự thật (Ga. 16, 13). Thần Khí là thực tại được Đức Yêsu ban cho kẻ tin Ngài (x. Ga. 7, 37-39).

          Thần Khí, Đấng an ủi, Đấng ở nơi Thiên Chúa Cha, Ngài không chỉ được Cha sai gởi(Ga. 14, 17. 26), nhưng c̣n được Đức Yêsu sai gởi, và Ngài sẽ làm chứng cho Đức Yêsu (Ga. 15, 26).

          Khi c̣n sống ở trần gian với thân xác, Đức Yêsu đă hứa ban Thần Khí cho các tông đồ, và Ngài đă thực hiện điều này sau khi phục sinh từ cơi chết: “Đức Yêsu thổi hơi trên họ và nói: các con hăy nhận lấy Thánh Thần” (Ga. 20, 22). Thần Khí được ban cho các tông đồ, để ở với các tông đồ măi măi (Ga. 14, 16), để loan báo cho các tông đồ những điều sẽ xảy đến (Ga. 16, 13), để làm chứng cho Đức Yêsu (Ga. 15, 26), và cũng để các tông đồ có thể tha tội nhân danh Thiên Chúa (Ga. 20, 22-23).

d. Con người được yêu thương

          Con người là tạo vật được Thiên Chúa yêu thương vô cùng. V́ yêu, nên Thiên Chúa đă sai gởi Con của Ngài xuống trần gian (Ga.3, 16). Thiên Chúa Cha yêu con người như yêu Chúa Yêsu (Ga.17, 23 cf. Ga.17, 20). Chúa Yêsu yêu con người như chính Cha yêu Chúa Yêsu (Ga.15, 9); Ngài yêu con người đến độ hiến mạng sống cho con người “không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người hiến mạng sống ḿnh” (Ga.15, 13), Ngài biến bánh rượu trở thành thịt máu Ngài để nuôi con người (Mc.14, 22-25), Ngài yêu con người đến cùng (Ga.13, 1tt). Thánh Thần yêu thương con người đến độ luôn ở với con người (Ga.14, 16), nhắc nhớ và dạy dỗ con người (Ga.14, 26), dẫn con người vào sự thật trọn vẹn (Ga.16, 13).

i. Con người là tội nhân

          Niềm tin và cách sống có tương quan mật thiết với nhau. Tin vào Thiên Chúa và Đấng-Cha-sai Đức Yêsu, hàm chứa tin rằng “máu Đức Yêsu, Con của Người, tẩy sạch ta khỏi mọi tội lỗi” ( 1Ga. 1, 7).

          Con người có tội và được Thiên Chúa cứu thoát nhờ máu Đức Yêsu! Nếu không nhận ḿnh có tội, là phủ nhận công tŕnh cứu độ của Đức Yêsu, phủ nhận giá trị nhập thể và cứu chuộc của Đức Yêsu, và của chính Thiên Chúa. “Nếu ta nói: ta không có tội, th́ ta tự dối ḿnh, và sự thật không có ở nơi ta” (1 Ga. 1, 8).

ii. Yêu thương

          Tin vào Đức Yêsu, hàm chứa phải giữ giới lệnh yêu thương của Ngài: “Như thầy yêu mến anh em, anh em cũng hăy yêu mến nhau” (Ga. 13, 34-35).

          “Thiên Chúa là t́nh yêu, và ai ở trong t́nh yêu, th́ ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy” (1Ga. 4, 16). Ai ở trong t́nh yêu th́ ở trong Thiên Chúa, ai yêu thương th́ người đó ở trong Thiên Chúa, người đó thuộc về Thiên Chúa; c̣n ai không yêu thương, ghét anh em ḿnh, th́ đó là kẻ sát nhân, và như vậy không có sự sống đời đời (1Ga. 3, 14-15).

          Thư thứ nhất của Yoan đặt song song hành vi “tuyên xưng Đức Yêsu là Con Thiên Chúa” và “ai ở trong t́nh yêu”. Cả hai hành vi đó đều làm cho người ta “ở trong Thiên Chúa” và “Thiên Chúa ở trong người đó” (1Ga. 4, 15-16).

          Tin Thiên Chúa và yêu anh em ḿnh, đây là những hành vi của những người được cứu độ, những người có sự sống đời đời.

          Toàn bộ thư và tin mừng theo Yoan được viết ở thời điểm cuối cùng của bộ Tân ước. Nhờ có thời gian dài suy tư, và nhất là nhờ đời sống thiết thân với Đức Yêsu Phục Sinh cùng Thánh Thần của Người, mặc khải được tŕnh bày nơi tin mừng và các thư Yoan thật rơ ràng và sâu sắc.

          Đức Yêsu tử nạn phục sinh là Con của Cha trên trời, Ngài sống rất thiết thân với Thiên Chúa Cha. Ngài là sự sáng, sự thật, và sự sống. Ngài là đường đưa con người về với Cha, cho con người sống trong vương quốc của Cha. Ngài đă về với Cha để dọn chỗ cho chúng ta, và Ngài sẽ trở lại đón chúng ta đi với Ngài (Ga. 14, 3).

          Thiên Chúa là Cha của Đức Yêsu; chính Cha đă sai con tới để cứu những kẻ tin vào Ngài và vào Con (Ga. 17, 3; 3, 16). Cha cũng là Đấng đă sai gởi Thánh Thần, Đấng sẽ ở măi măi với các tông đồ, Đấng trở nên chứng nhân của Đức Yêsu Phục Sinh nơi những con người c̣n ở trần gian nhưng không thuộc về trần gian.

          Con người là tạo vật được Thiên Chúa yêu thương; chính v́ yêu thương nên Thiên Chúa đă gởi Con và Thánh Thần đến để cứu độ con người. Dù được yêu thương, nhưng vẫn có những người từ chối t́nh yêu của Thiên Chúa, không tiếp nhận và không tin vào người Con mà Ngài đă sai gởi xuống trần gian; những người này đứng về phe ma quỷ, không thuộc về Thiên Chúa. Cuối cùng Thiên Chúa vẫn chiến thắng thế gian v́ Đức Yêsu đă chiến thắng thế gian (Ga. 16, 33). Sự sáng đă chiến thắng bóng tối. T́nh yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Yêsu đă chiến thắng sự chết, đă chiến thắng tội lỗi và tất cả.


 

4. Chúa Phục Sinh Sẽ Trở Lại Vinh Quang

          Các tông đồ và cộng đoàn kitô hữu tiên khởi tin rằng Đức Yêsu tử nạn thời tổng trấn Philatô, đă phục sinh từ cơi chết, được siêu tôn bên hữu Thiên Chúa, và Ngài sẽ trở lại trong vinh quang.

a. Đức Yêsu nói về ngày quang lâm

          Đức Yêsu đă nói về ngày quang lâm khi giảng dạy[13] các tông đồ cũng như khi trả lời vị thượng tế khi Ngài bị tra vấn[14]! Khi các môn đồ đến gặp riêng Đức Yêsu hỏi về ngày quang lâm, Ngài trả lời: “Các ngươi hăy coi chừng đừng để ai lừa gạt các ngươi. V́ có nhiều kẻ đội danh Ta mà đến nói rằng: Đức Kitô, chính là Ta. Và họ sẽ lừa gạt được nhiều người... V́ cũng như chớp ḷa bên Đông rạng bên Đoài, th́ cuộc quang lâm của con người cũng sẽ thế... và người ta sẽ thấy Con Người đến trên mây trời với quyền năng và vinh quang cao cả...” (Mt. 24, 3-4. 27. 30). Và khi Con Người đến trong vinh quang, Ngài sẽ phán xét thiên hạ dựa theo những điều họ làm cho những người nghèo khó (Mt. 25, 31-46).

          Tin mừng theo Yoan đề cập đến việc Đức Yêsu về với Cha, và Ngài sẽ trở lại đón các môn đệ thân thương của Ngài: “Ḷng các ngươi chớ rúng động. Hăy tin vào Thiên Chúa, và cũng hăy tin vào Ta. Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở; chẳng vậy, Ta đâu có nói với các ngươi là Ta đi dọn chỗ cho các ngươi. Và nếu Ta ra đi và dọn chỗ cho các ngươi, th́ Ta sẽ đến lại và đem các ngươi theo Ta, để Ta ở đâu, các ngươi cũng ở đó” (Ga. 14, 1-3).

          Về ngày của Chúa, chẳng ai biết được, kể cả các thiên thần trên trời, cả Con nữa trừ phi là Cha (Mc. 13, 32; 1Tx. 5, 2). Vào ngày Chúa quang lâm, những kẻ đă chết trong Đức Kitô sẽ sống lại, đó là niềm tin của tất cả kitô hữu.

          Đức Yêsu đă cho những người thuộc bè Sađốc[15] thấy rằng Thiên Chúa, là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không là Thiên Chúa của kẻ chết. Khi Kinh Thánh nói Thiên Chúa là Thiên Chúa của Abraham, của Ysaac, của Yacob- mà điều Kinh Thánh nói là sự thật-, nên Abraham, Ysaac và Yacob vẫn c̣n đang sống một cách nào đó.

          Theo đức tin kitô, người chết không đi vào cơi hư vô nhưng vẫn tồn tại; họ chịu phán xét riêng để được thưởng hoặc bị phạt, để hưởng tôn nhan Chúa hay bị sa hỏa ngục. Tuy vậy hạnh phúc trọn vẹn tràn đầy chỉ đến khi Chúa Yêsu Kitô quang lâm; ngày đó người chết sẽ sống lại, và được hạnh phúc trọn vẹn cả hồn lẫn xác.

          Tất cả tin mừng nhất lăm đều thuật lại tŕnh thuật Đức Yêsu nói về sự sống lại (Mc. 12, 18-27 Mt. 22, 23-33 Lc. 20, 27-40); c̣n đối với tin mừng theo Thánh Yoan, Đức Yêsu nói: “Phục sinh và sự sống, chính là Ta. Ai tin vào Ta th́ dẫu chết cũng sẽ sống; và mọi kẻ sống cùng tin vào Ta sẽ không phải chết bao giờ” (Ga. 11, 25-26).

b. Phaolô đề cập đến ngày quang lâm

          Phaolô cũng đề cập đến ngày quang lâm của Đức Yêsu Kitô (1Tx. 5, 23; 4, 13tt; 2Tx. 2, 1tt). Về ngày giờ của Chúa đến th́ không ai biết, v́ Ngài như kẻ trộm đến trong đêm tối (1Tx. 5, 1tt). Phaolô cũng nói về số phận của những người đi trước, những người đă chết trước ngày Đức Kitô quang lâm (1Tx. 4, 13tt). Khi nói về số phận của những người đă chết trước khi Đức Kitô quang lâm (1Tx. 4, 13tt), Phaolô hy vọng ngài cũng thuộc về số những kẻ c̣n sống khi Đức Kitô quang lâm. Những người đă chết trước thời Đức Kitô quang lâm, sẽ được sống lại và đi đón Chúa (1Tx. 4, 16-17). Trong thư thứ hai gởi Thessalonika, Phaolô chỉnh lại tư tưởng của một số người cho rằng ngày của Chúa gần đến (2Tx. 2,1 tt), và họ không làm ǵ nữa (2Tx. 3, 10tt).

          Phaolô lư luận chứng minh người ta sẽ sống lại dựa vào sự kiện đức tin “Đức Yêsu Kitô đă phục sinh”. “Nếu Đức Kitô đă sống lại từ cơi chết, th́ làm sao trong anh em lại có kẻ dám nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu không có chuyện kẻ chết sống lại, th́ Đức Kitô cũng đă không sống lại; mà nếu Đức Yêsu Kitô không sống lại, th́ lời giảng của chúng tôi thật hư không” (1Cor. 15, 12-14).

          Nếu Đức Kitô không sống lại, th́:

việc anh em tin là hăo huyền (1 Cor. 15, 17),

anh em vẫn c̣n trong tội lỗi của anh em (c. 17),

chúng ta là kẻ khốn nạn nhất trong thiên hạ (c. 19),

việc chúng ta chịu thanh tẩy v́ kẻ chết nào có ích lợi ǵ? (c. 30-31),

Phaolô chiến đấu với mănh thú tại Êphêsô nào có báo bổ ǵ? (c. 32),

tốt hơn là nên hưởng lạc thú nếu người chết không sống lại.

“Nhưng kỳ thực, Đức Kitô đă sống lại từ cơi chết, tiên thường của các vong linh. V́ chưng sự chết do bởi một người. Quả thế, cũng như nơi Ađam mọi người đều phải chết, th́ trong đức Kitô, mọi người cũng sẽ được tác sinh. Nhưng ai theo thứ tự nấy, tiên thường là Đức Kitô, rồi đến các kẻ thuộc về Người vào ngày quang lâm” (1 Cor. 15, 20-23).

c. Chúa quang lâm để con người được hạnh phúc trọn vẹn

          Những chương khởi đầu của Kinh Thánh cho thấy hạnh phúc của con người hệ tại đời sống thân mật với Thiên Chúa, đau khổ và tột điểm của đau khổ là sự chết hệ tại tội lỗi, tức là thái độ không tin tưởng- phó thác- yêu thương Thiên Chúa.

          Abraham, người được yêu thương tuyển chọn, đă sống lâu và giàu có, trở nên mối phúc lành cho nhiều người.

          Lịch sử dân Israel cho thấy, nếu dân trung thành với Thiên Chúa, th́ toàn dân sống trong yên b́nh hạnh phúc; c̣n nếu dân phản bội Thiên Chúa, không tuân giữ giao ước, th́ dân sẽ bị các dân tộc khác thống trị (thời quan án), hoặc sẽ bị đưa đi lưu đày (các ngôn sứ).

          Nơi Đức Yêsu Phục Sinh, tất cả lời hứa của Thiên Chúa cho con người đă và đang được hoàn tất. Nơi Đức Yêsu tử nạn phục sinh, tất cả lời hứa của Thiên Chúa đối với con người đă được bảo đảm. Ơn gọi làm con Thiên Chúa, được chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa được bảo chứng bằng máu Đức Yêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể. Sự sống vĩnh cửu, đời đời hạnh phúc, đă được ban nhờ và trong Đức Yêsu Kitô; hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ trọn vẹn vào ngày quang lâm của Đức Yêsu Kitô, ngày Thiên Chúa làm trọn vẹn mọi sự.

          Nơi Abraham và những người thời cựu ước, của cải là bằng chứng hạnh phúc; c̣n nơi Đức Yêsu Kitô, chính Thiên Chúa là gia sản của những kẻ thuộc về Người; hạnh phúc của con người là chính Thiên Chúa. Lề luật trong Cựu Ước cho thấy con người là tội nhân; c̣n với Đức Yêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể, con người là tạo vật được yêu! Nơi đức Yêsu Kitô, con người được ban dẫy đầy ơn này đến ơn khác. “Luật được ban nhờ Môsê, c̣n ân sủng và sự thật th́ được ban nhờ Đức Yêsu Kitô” (Ga. 1, 17).

          Nhờ Đức Yêsu Kitô, với Đức Yêsu Kitô và trong Đức Yêsu Kitô, con người được tất cả, đặc biệt nhất là Thánh Thần.


 

PHẦN III: TRONG D̉NG LỊCH SỬ HỘI THÁNH

          Không một giáo phụ nào có ư định soạn thảo một khảo luận về mặc khải, tuy vậy người ta vẫn t́m thấy những tư tưởng rải rác trong các tác phẩm của các ngài để làm một tổng hợp về chủ đề này[16].

          Khi t́m hiểu tư tưởng của một tác giả nào đó, người ta phải đọc bản văn tác giả để lại trong bầu khí văn chương tư tưởng thời đại đó, cũng như phải hiểu bản văn đó trong chính mạch văn của tác giả. Phải cẩn thận để tránh những sai lầm mà nhiều người vấp phạm, là đọc bản văn xưa theo năo trạng hiện đại, và không để ư đến sự thay đổi ư nghĩa của từ ngữ theo những nền văn hóa và thời đại khác nhau.

A. CÁC GIÁO PHỤ
1. Thánh Y Nhă Antiokia

          Thánh Ynhă Antiokia sống vào cuối thế kỷ thứ nhất sang đầu thế kỷ thứ hai sau công nguyên; Ngài chết khoảng năm 110 dưới triều hoàng đế Trajan: bị đưa làm mồi cho thú dữ ăn thịt. Ngài có biệt danh là “người mang Thiên Chúa” (Theophoros). Ngài là giám mục của Antiokia. Trên đường được giải tới Roma để đem ra xét xử, Ngài đă viết bảy lá thư cho các giáo đoàn. Chính nhờ những lá thư này mà người ta biết tư tưởng của thánh nhân[17].

a. Hoàn cảnh lịch sử

          Vào cuối thế kỷ thứ nhất sang đầu thế kỷ thứ hai, dân Do Thái vẫn sống dưới ách đô hộ của người Roma và bị thù ghét đặc biệt sau biến cố năm 70. Các kitô hữu, sau biến cố bị Nêron vu cáo đốt thành Roma, bị nghi ngờ và căm ghét nhiều hơn.

b. Tư tưởng tôn giáo

          Vào thời điểm này, bộ Tân Ước đă h́nh thành trọn vẹn, đă được lưu truyền và được dùng trong các cộng đoàn kitô nhưng chưa rơ ràng như hiện nay.

          Các kitô hữu, khi sống chung với dân ngoại cũng như với người Do Thái giáo, phải trả lời những câu hỏi liên quan đến đức tin của ḿnh, cũng như phải đáp trả những bài bác của những người theo triết thuyết Hy lạp hoặc Do thái giáo. Nhờ những nỗ lực nhằm trả lời này, mà có những tài liệu như hiện nay.

          Trong thư gởi cộng đoàn Magnesios, thánh Ynhă Antiokia viết: “Bởi v́ các tiên tri đă sống theo Đức Yêsu Kitô, v́ thế các ngài đă bị hành h́nh; các ngài đă được linh ứng bởi ân sủng của Người, để những người không tin được xác tín hoàn toàn rằng chỉ có một Thiên Chúa, Đấng tỏ lộ bởi Đức Yêsu Kitô Con Ngài, là Lời của Ngài xuất thân từ im lặng, Người Con làm hài ḷng Ngài trong mọi sự” (Ad Magn. 8, 2).

          Với Ynhă Antiokia, Đức Yêsu Kitô được coi là trung tâm của mặc khải, ngay cả khi đề cập đến các tiên tri. Khi người theo Do Thái giáo nại đến Cựu Ước, Ynhă nại đến Đức Yêsu Kitô với thập giá sự chết và phục sinh của Ngài (Ad Philadenphenses 8, 2).

          Với Ynhă Antiokia, Tin Mừng không là những quyển sách, nhưng là Đức Yêsu Kitô và cuộc khổ nạn cùng phục sinh của Ngài (Ad Philadenphenses 9,2 )[18].

2. Justin

          Thánh Justin (100-163) sinh trong một gia đ́nh Hylạp ngoại giáo, là một triết gia, trở lại. Ngài biện hộ cho đạo trước các triết gia ngoại cũng như trước hoàng đế Antoin Le Pieus. Ngài bị chém đầu v́ đức tin dưới thời hoàng đế Marc Aurène ở Roma[19].

a. Bầu khí tư tưởng

          Justin sống trong thời ngộ đạo phát triển và thịnh hành. Chủ đề mặc khải hàm chứa trong vấn đề biết Thiên Chúa. Có ǵ khác biệt giữa mặc khải kitô giáo và cái biết nơi ngộ giáo?

          Trong thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa hy-lạp, kitô hữu trả lời sao cho những triết gia đại diện cho năo trạng của đa số dân chúng cho rằng “Thiên Chúa- Đấng trên cao không thể khám phá, và giả như khám phá được th́ cũng không thể diễn tả được[20]”? Theo triết lư này, quan niệm “Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối cao vời”, không thể dung hợp với đức tin kitô giáo cho rằng: Thiên Chúa là Đấng tạo dựng tất cả cách tự do, và can thiệp vào lịch sử!

b. Đức Kitô trung gian

          Vấn đề được đặt ra: “Tính không thể xác, không cho phép Thiên Chúa giao tiếp trực tiếp với thế giới” (Dial. 127, 2; Apol. II, 7.9). Tatien, một học tṛ của Justin, giải thích rằng: “đặc tính thiêng liêng của Thiên Chúa, là lư do làm Ngài không thể được hiểu cách vật chất được (Adversus Graecos Oratio, IV, 1). “Làm sao Ngài có thể nói hay tỏ lộ cho ai ở một góc nào đó trên trái đất này được?” (Dial. 127, 3)! Làm sao giải quyết vấn nạn “Thiên Chúa siêu việt” có thể mặc khải trong không gian thời gian? Phải chăng sự kiện Thiên Chúa mặc khải trong không gian thời gian, phủ nhận tính siêu việt của Thiên Chúa?

          Để giải quyết vấn đề này, Justin chú ư tới khía cạnh trung gian của Đức Kitô: “bởi ư Thiên Chúa, Abraham Ysaac và Yacob đă thấy Đấng là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Đấng được sai gởi (angelos), bởi v́ Ngài phục vụ ư định của Cha, Ngài là Đấng- bởi ư muốn của Cha- đă làm người và sinh bởi đức trinh nữ, Ngài là Đấng khi xưa đă lấy h́nh lửa nói chuyện với Môsê giữa bụi gai (Dial. 127, 4).

          Đối diện với người Do Thái, Justin giải thích sự thần hiển trong Cựu Ước theo nhăn quan kitô:

Lúc khởi đầu, Lời (logos) đă hành động như thiên thần (Dial. 56, 4; 128, 2), như sứ giả (Apol. I, 63, 5).

Trong nhập thể, mặc khải của Thiên Chúa đạt tới chóp đỉnh (Dial. 127, 4; Apol. I, 63). Như vậy, đối nghịch với quan niệm Do Thái, biến cố Yêsu Kitô được tŕnh bày như thời điểm tối cao của mặc khải thần linh. Các sự kiện lịch sử được viện dẫn về biến cố này không cho phép có lời giải thích thần thoại về nhập thể (Apol. I, 13, 3; I, 46, 1; Dial. 30, 3). Mặt khác, quan niệm thần học về lịch sử cho thấy đặc tính cứu độ của mặc khải (Apol. I, 23, 2; II, 5, 4).

          Điểm mang nhiều ư nghĩa trong thần học về mặc khải của Justin, là ông đồng nhất đức Yêsu lịch sử với Lời (Logos):

“Cha của hoàn vũ có một người Con- Đấng là lời và trưởng tử của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa nữa. Ngày xưa Ngài đă hiện ra cho Môsê và các tiên tri, khi th́ dưới h́nh lửa, khi th́ dưới h́nh thân xác, nhưng rất mới đây, v́ vâng phục ư Cha và để cứu rỗi những người tin vào Ngài, Ngài đă làm người sinh bởi người nữ đồng trinh, và đă nhận lănh trên ḿnh những xỉ nhục và đau khổ, để chiến thắng cái chết bởi cuộc tử nạn và phục sinh của chính Ngài” (Apol. I, 63, 15tt; cf. I, 23).

          Như một triết gia, Justin đă đem quan niệm lời trong triết lư Hy lạp và trong tư tưởng Do Thái để giải quyết vấn đề được thế giới ngoại đạo đặt ra cho vấn đề mặc khải kitô giáo. Nhờ quan niệm Lời là chính Đức Yêsu Kitô, mà mặc khải trong Đức Yêsu Kitô được quan niệm như một tiến tŕnh cứu độ được thể hiện torng lịch sử (Apol. I, 5, 4).

          Lư thuyết về “logos spermatikos” giúp Justin nhận ra rằng: các triết gia và các nhà làm luật trước Đức Kitô cũng được tham dự vào chân lư (Apol. II, 10, 2; cf. Ga. 14, 6), và chân lư trọn vẹn chỉ được ban cho nhân loại qua Đức Yêsu là Lời (Apol. II, 8, 3).

          Trước Đức Kitô, có sự hiện diện hạt giống của lời nhân loại, nhưng điều này không được hiểu hoặc không được đồng nhất với mặc khải tự nhiên, mà phải được hiểu: mọi chân lư và mọi thực tại đều mang dấu ấn của đức Kitô (cf. Apol. II, 10, 8)[21].

3. Irenée

          Thánh Irénée, một nhà hộ giáo nổi tiếng, sinh tại Tiểu Á, là học tṛ của thánh Polycarpe de Smyrne. Vào khoảng năm 177, Ngài được cử làm giám mục kế vị Pothin tại Lyon. Thánh nhân chết v́ đạo vào thời Septime Sévère khoảng năm 202[22].

          Các vị hộ giáo, ngoài việc minh chứng Kitô giáo sở hữu mặc khải tuyệt đối, các ngài c̣n phải đương đầu với những giải thích sai lạc mặc khải kitô giáo, hoặc do những người lạc giáo giải thích tín điều cách sai lạc, hoặc do những người theo các tôn giáo khác cũng nhận họ có mặc khải, chẳng hạn như ngộ giáo.

          Ngộ giáo cho rằng, con người, tự sức ḿnh không thể đạt tới tri thức nhờ đó con người được cứu độ. Họ cho rằng những tri thức tôn giáo, những tri thức cứu độ mà họ có, được mặc khải từ trên. Thời thánh Irénée, có những người mang danh kitô hữu nhưng thực chất họ là những người theo ngộ giáo, họ chủ trương: “Thiên Chúa đích thực không ai đă biết trước khi Chúa chúng ta đến; Thiên Chúa mà các tiên tri rao giảng, không là Cha của đức Kitô” (Adversus Haer. IV, 6, 1). Lập trường này hàm chứa nhị nguyên thuyết của ngộ giáo: Thiên Chúa đích thực và Đấng tạo hóa không đồng nhất với nhau. Tri thức cứu độ (gnose) không đến từ Đấng tạo hóa, nhưng đến từ Thiên Chúa chân thực. Họ cho rằng không phải mọi người đều có thể nhận lănh tri thức này, mà chỉ có một số người sống theo Thần Khí thôi. Phủ nhận nét tích cực của thế giới và lịch sử, hàm chứa phủ nhận mặc khải trong ḍng lịch sử, phủ nhận Đức Yêsu lịch sử và chỉ chấp nhận Đức Yêsu “theo Thần Khí” mà thôi.

a. Mặc khải và lịch sử cứu độ

          Irénee nhấn mạnh rất nhiều đến lịch sử cứu độ trong công tŕnh cứu chuộc. Với Irénée, nhị nguyên siêu h́nh của lạc giáo không là giáo lư của Kinh Thánh. Irénée cho rằng Đức Kitô hoạt động trong toàn lịch sử cứu độ; ngài phủ nhận sự đối nghịch giữa Thiên Chúa Tạo Hóa và Thiên Chúa Cứu Độ. Với Irénée, Thiên Chúa tạo hóa cũng chính là Thiên Chúa cứu độ trong ḍng lịch sử[23]. “Tư tưởng của những người theo ngộ giáo xa rời Thiên Chúa chân thực. Họ không biết rằng Lời, Con duy nhất của vị Thiên Chúa này, là Đấng luôn hiện diện với nhân loại, đă liên kết với công tŕnh được nhào nặn bởi chính Ngài, và đă in dấu vào công tŕnh này bằng thần tính của Ngài. Lời này đă làm người, đó là Đức Yêsu Kitô, Đấng đă chịu đau khổ v́ chúng tôi, đă phục sinh v́ chúng tôi, sẽ đến lần nữa trong vinh quang của Cha để phục sinh mọi thân xác, mang lại ơn cứu độ, và làm sáng lên quy luật thẩm phán chí công trong hoàn vũ đă quy phục Người. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha như chúng tôi đă tŕnh bày, và chỉ có một Đức Kitô Yêsu Chúa chúng ta đến trong suốt nhiệm cục phổ quát và thu hồi tất cả trong Ngài” (Ad. Haer. III, 16, 6; 24, 1).

          Với từ ngữ nhiệm cục (oikonomia), Irénée muốn diễn tả hành vi cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Yêsu Kitô, và nhấn mạnh đặc biệt đến những biến cố cứu độ.

          Khởi từ Eph.1, 10 Irénée muốn làm nổi bật biến cố Yêsu Kitô, cho rằng biến cố này vang vọng không chỉ trong b́nh diện hoàn vũ, nhưng c̣n trong b́nh diện lịch sử cứu độ nữa. Qua từ ngữ nhiệm cục, Irénée đă đào hố chôn ngộ thuyết- giáo thuyết chủ trương có sự đối nghịch giữa Cựu Ước và Tân Ước. Theo lư luận của những người ngộ thuyết, có hai Đức Kitô, một Đức Kitô nhập thể và một đức Kitô vô h́nh (Ad. Haer. III, 16, 6 cf. IV, 9, 1; 36, 5). Đối nghịch với khuynh hướng sai lạc này, giám mục thành Lyon khẳng định sự duy nhất lịch sử và duy nhất hữu thể của Đức Kitô.

          Mặc khải theo Irénée luôn được đặt trong văn mạch cứu chuộc học. Chính trong viễn ảnh này mà chúng ta đọc lời chú giải Mt. 11, 25-27 của Ngài: “Cha, Đấng vô h́nh đối với chúng ta, đă được biết bởi Lời của Ngài, và mặc dầu (Cha) là Đấng không thể diễn tả nổi, đă được diễn tả bởi Lời Ngài; và ngược lại, Lời chỉ được biết bởi Cha thôi. Đó là chân lư lưỡng diện mà Chúa đă cho chúng ta biết. V́ thế, Con mặc khải cái biết về Cha bằng sự tỏ lộ riêng của Ngài; đóù là cái biết về Cha... bởi v́ tất cả mọi sự được biểu lộ nhờ trung gian của Lời” (Ad. Haer. IV, 6, 3).

          Thiên Chúa mặc khải, cũng chính là Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc con người trong ḍng lịch sử: “Ngài là Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Yacob, Thiên Chúa của kẻ sống; Ngài là Đấng lề luật loan báo, các tiên tri hứa, Đức Kitô mặc khải, các tông đồ truyền lại, và Giáo Hội tuyên xưng. Do Lời là Con Ngài, Ngài là Cha của Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô, Đấng mặc khải Ngài. Và Ngài tỏ lộ cho những kẻ Ngài mặc khải cho, bởi v́ chính cho họ mà Con đă mặc khải Ngài cho họ (Ad. Haer. II, 0, 9).

          Irénée quy chiếu mặc khải về Đức Kitô, và Đức Kitô này không thể tách biệt với Con làm người. Nhiệm cục cứu độ (oikonomia) không bẻ gẩy tính duy nhất của quan niệm về Thiên Chúa: nhận thức (mặc khải) vẫn liên kết với sáng kiến của Cha[24]. Chính Con đă mặc khải Cha. Nếu ai rao giảng một Thiên Chúa vô minh, là chống lại đức Kitô; v́ Đức Kitô Chúa chúng ta là Con Thiên Chúa (Ad. Haer. IV, 6, 4).

          Tạo dựng, nh́n trong nhăn quan duy nhất, cũng là công tŕnh mặc khải của Thiên Chúa toàn năng (Ad. Haer. II, 9, 1; 30, 9).

          Khởi từ tạo dựng, qua luật và các tiên tri, chúng ta đạt đến Đức Kitô. Xét như là Con, đức Kitô là thực thể hữu h́nh của Cha (Ad. Haer. IV, 6, 6). Các biến cố lịch sử không chỉ hướng chúng ta đến với Đức Kitô, nhưng nó c̣n là công tŕnh của Ngài và mặc khải Thiên Chúa[25]. Như vậy, Thiên Chúa mặc khải ngày càng rơ qua những thời điểm khác nhau của lịch sử cứu độ. Sự nhập thể của Lời thâu tóm mọi thời điểm của nhiệm cục đi trước[26].

          Khi nhấn mạnh các biến cố của lịch sử cứu độ, Irénée không cho ngộ đạo có dịp len lơi vào giáo lư kitô giáo trong lănh vực mặc khải; và cũng tương tự như vậy khi quy chiếu tiến tŕnh mặc khải vào biến cố Yêsu Kitô.

          Thánh Irénée tŕnh bày các hành vi cứu độ như một khoa sư phạm. Thiên Chúa dạy dỗ con người về Ngài để họ biết Ngài hơn. Và trong việc này, nhiệm vụ của Lời nhập thể rất quan trọng: “Chúng ta chỉ có thể biết về các mầu nhiệm của Thiên Chúa, nếu Thầy của chúng ta, tức Ngôi Lời, làm người. Thực vậy, không một ai khác có khả năng mặc khải các bí mật của Cha, nếu không phải là Lời Ngài” (Ad. Haer. V, 1, 1).

          Không như những vị thầy nơi ngộ đạo, Thiên Chúa là vị Thầy chân thực và duy nhất của các tín hữu. Vị Thầy thần linh đă tỏ lộ Con Ngài trong những thời gian sau cùng này, để làm xấu hổ những kẻ cứng tin (x. Ad. Haer. IV, 35, 5).

          Các tín hữu Kitô không nhận giáo huấn kiểu ngộ đạo như nhớ lại (réminiscence), nhưng nhận do trung gian hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa. Các cuộc tranh luận với ngộ đạo làm Irénée nhấn mạnh các dữ kiện của nhiệm cục, và quy hướng thần học của Ngài vào sự kiện Yêsu Kitô. Ngộ đạo phân biệt Đức Kitô và Đức Yêsu theo xác thịt, c̣n với Irénée, việc nhập thể của Con là chóp đỉnh của mặc khải.

b. Kinh Thánh

          Thần học của Irénée xây nền trên các dữ kiện của lịch sử cứu độ, và như vậy liên quan mật thiết đến Kinh Thánh. Các người ngộ đạo cũng nại đến Kinh Thánh, và cũng có quy điển Kinh Thánh riêng của họ, nhưng có một khác biệt sâu xa giữa họ và các kitô hữu. Ngộ đạo cho rằng “nguồn gốc của cái biết là cái biết”, và như vậy, họ có thể vượt qua Kinh Thánh; ngược lại các kitô hữu chính thống và đại diện là Irénée, coi trọng các quy chuẩn của chân lư (Kanon aletheias) được chứa trong Kinh Thánh cũng như trong truyền thống của Hội Thánh (paradosis) (Ad. Haer. III, 11, 1; 12, 6; 15, 1; IV, 35, 4).

          Chứng từ căn bản về Thiên Chúa là Kinh Thánh. Kinh Thánh truyền lại cho chúng ta hành động cứu độ của Người:

“Bởi v́ chúng ta có quy tắc là chính chân lư (regulam ipsam veritatem) và chứng từ hiển nhiên về Thiên Chúa, nên chúng ta không c̣n phải t́m kiếm khám phá những giải thích mới...” (Ad. Haer. II, 28, 1)[27].

          Giữa Kinh Thánh và mặc khải có mối dây liên kết phải được tuyệt đối duy tŕ, v́ Kinh Thánh xác nhận hành vi cứu độ của Thiên Chúa (Ad. Haer. II, 28, 1); tuy vậy thánh nhân không đồng nhất cách đơn thuần chứng từ kinh thánh và thực tại lịch sử; điều này được thấy rơ v́ biến cố mặc khải đạt tới chóp đỉnh trong việc nhập thể của Lời Thiên Chúa, xảy ra trước Kinh Thánh Tân Ước. Xét như là chứng từ về biến cố Yêsu Kitô, Tin Mừng (và Kinh Thánh nói chung) là tài liệu mặc khải [28].

c. Tông đồ

          Nói tới Kinh Thánh Tân Ước là phải nói tới các tông đồ; các ngài đóng một vai tṛ đầu tiên và rất quan trọng trong việc h́nh thành Tân Ước. Các ngài là mắt xích giữa Đức Kitô và Giáo Hội.

          Những người ngộ đạo đặt cái biết của họ trên sự nhận biết của các tông đồ; c̣n đối với kitô hữu chân chính, các tông đồ là bảo chứng của Tin Mừng (Ad. Haer. II, 2, 2; I, 27, 2):

“V́ chúng ta không nhận biết nhiệm cục cứu độ bởi những ai khác ngoài những người đă mang Tin Mừng lại cho chúng ta. Các ngài đă rao giảng Tin Mừng này đầu tiên, và bởi ư định của Thiên Chúa, các ngài đă turyền lại cho chúng ta trong Kinh Thánh, để Tin Mừng này trở thành nền tảng và rường cột đức tin của chúng ta” (Ad. Haer. II, 1, 1).

          Như vậy, theo Irénée, tiêu chuẩn (mặc khải) là các tông đồ, chứ không là những truyền thống bí mật nào khác như những người ngộ đạo chủ trương và dạy bảo. Những người ngộ đạo chủ trương có những truyền thống truyền chân lư bí mật, chứ không do truyền thống chữ viết[29]. Chúa đă đặt các tông đồ như những nhân chứng về hành động và những lời dạy bảo của Người (Ad. Haer. III, 12, 15). Bởi thế, các tông đồ có chỗ đứng duy nhất trong việc lưu truyền Tin Mừng. Chỗ đứng này không bao giờ suy suyển, lung lay hoặc già nua cằn cỗi. Hội Thánh biết rằng, đức tin của ḿnh tựa trên uy quyền các tông đồ. Tính tông truyền bảo đảm chân lư mặc khải.

          Thánh Irénée đă thiết lập mối dây liên kết giữa mặc khải và truyền thống khi Ngài khẳng định các tông đồ có nhiệm vụ lưu truyền mặc khải mà Đức Yêsu Kitô đă tỏ lộ[30].

          Những ǵ đă được mặc khải qua hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa, đă được ghi giữ trong Kinh Thánh dưới tác động của Thánh Linh và được truyền lại trong Hội Thánh, là một thực tại sống động.

          Kinh Thánh và truyền thống không là những thực tại được đặt bên nhau cách độc lập, hoặc những thực tại bổ túc cho nhau dù một trong hai có thể tồn tại không cần thực tại kia; trái lại Kinh Thánh được bảo đảm trong truyền thống của Hội Thánh (Ad. Haer. III, 4, 1). Hội Thánh ǵn giữ Kinh Thánh bằng chính cuộc sống đức tin của ḿnh, và truyền lại cho các tín hữu cách trung thành.

          Mặc khải được chứa đựng trong Kinh Thánh và được truyền lại trong Hội Thánh bằng đường lối kế tục (Ad. Haer. IV, 33,8). Hội Thánh, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, là tiêu chuẩn giải thích Kinh Thánh, v́ Hội Thánh là người ǵn giữ truyền thống. Hội Thánh phải tùng phục Mặc khải và những dữ kiện lịch sử cứu độ mà Kinh Thánh đă xác định[31].

4. Clément d’ Alexandrie

          Clément d'Alexandrie[32] sinh vào khoảng năm 150 và chết vào khoảng năm 215; ngài là một giáo sư nổi tiếng tại Alexandrie, và được coi như vị thầy sáng lập trường phái thần học Alexandrie. Có những nhân vật lừng danh thuộc trường Alexandrie như Origène, Athanasia, Cyrille d'Alexandrie,... ; Origènne là học tṛ trực tiếp của Clément.

a. Đức Yêsu- Lời Thiên Chúa mặc khải

          “Con người được tạo dựng để chiêm ngắm trời, con người là tạo vật thiên thai, Thiên Chúa mời gọi con người đến nhận biết Thiên Chúa” (Protrepticus, X, 100, 3). Theo Clément, “sự nhận biết là tri thức thần linh, là ánh sáng thắp lên trong tâm hồn con người, giúp con người tùng phục các giới lệnh, là ánh sáng tỏ lộ mọi cái trên thế giới, là ánh sáng làm cho con người có khả năng nhận biết chính ḿnh, và dạy dỗ con người tham dự vào sự sống của Thiên Chúa” (Strom. III, 44, 3).

          Ngộ đạo ảnh hưởng khá mạnh thời Clément sống. Giáo thuyết này chủ trương rằng, cái biết giúp con người được cứu độ. Những người theo ngộ đạo cho rằng họ sở hữu tri thức cứu độ, tri thức này đă được mặc khải cho họ. Nếu vậy, cái biết được mặc khải qua đức Yêsu Kitô có giá trị ǵ?

          Dựa vào Mt. 11, 25-27: “Không ai biết Con trừ Cha, và không ai biết Cha trừ Con và những người Con muốn mặc khải cho”, Clément cho rằng chỉ có Đức Kitô là Đấng mặc khải Thiên Chuá chân thực; và như vậy không được tham dự vào các bói toán, và cũng không được tin vào các lời sấm (của ngộ đạo), v́ nếu không, tính duy nhất của mặc khải do đức Kitô bị lu mờ (Protrepticus I, 10, 3). Clément cũng cho rằng các mầu nhiệm của ngộ giáo thực sự rỗng tuếch. Họ cho rằng họ t́m được tri thức cứu độ, nhưng thực ra chỉ có Thiên Chúa có thể mặc khải cho con người, và sự mặc khải này phải qua trung gian của Đức Kitô, chứ không do một ai khác.

Dựa vào Ga. 10, 9 Clément nói: “cửa này đă đóng cho tới bây giờ, và chắc rằng, người mở nó sẽ mặc khải những cái ở bên trong và tỏ cho biết những cái mà người ta đă không có thể biết lúc trước... Đức Kitô- vị trung gian duy nhất mặc khải Thiên Chúa” (Protrepticus I, 10, 3). Thực tế, Yoan muốn nói về cộng đoàn cánh chung, nhưng Clément lại giải thích như một khẳng định về nhiệm vụ mặc khải duy nhất: các tín hữu được nhận biết và được thấy, nghĩa là được cứu độ[33].

Clément cho rằng, ư thức của con người về sự siêu việt của Thiên Chúa, là một bằng chứng phủ nhận ngộ đạo, v́ ngộ đạo chủ trương, để có điều ấy, cần phải có mặc khải từ trên[34]. Những điều trên không trái với những khẳng định khác của Clément cho rằng, để biết Thiên Chúa cần phải được mặc khải, và mặc khải này được Thiên Chúa khởi xướng; cái biết Thiên Chúa bằng kinh nghiệm và chứng cớ khoa học th́ không có thể đạt được (Stromata V, 82, 9).

Như vậy, “chúng ta chỉ có thể biết được cái không thể biết, nhờ ân sủng thần linh, và bởi Lời Thiên Chúa, xuất từ Thiên Chúa” (Stromata V, 82, 4; cf. 71, 5).

          Logos có một chỗ đứng rất quan trọng trong tư tưởng của Clément:

·       “thiên thần” trong cuộc chiến với Yacob ở Cựu Ước được giải thích là Logos.

·       Logos là gương mặt của Cha: “Gương mặt của Thiên Chúa, là Logos. Bởi Lời (Logos) Thiên Chúa đă thành hữu h́nh và khả tri” (Pedagogus 1, 57, 2; cf. Gen. 32, 29). Thiên Chúa là Đấng có thể hiểu, chứ không hoàn toàn không thể hiểu như triết thuyết Platon thường chủ trương[35].

·       “Người chỉ đạo chúng ta, thuộc về chúng ta, là Thiên Chúa chí thánh, Đức Yêsu, Lời, Đấng hướng dẫn nhân loại” (Pedagogus 1, 55, 2).

·       Clément trích dẫn Hb.1, 1 và nói: “Từ khởi đầu, ngay lúc tạo dựng thế giới, Lời đă dạy dỗ nhiều lần nhiều cách, và dẫn đưa đến trọn lành” (Stromata VI, 58, 2); chính v́ vậy “các ngươi đừng gọi ai là thầy trên mặt đất” (Pedagogus III, 43, 2; cf. Mt. 23, 8 tt).

          Sẽ dễ dàng hiểu những điều Clément khẳng định hơn, nếu đặt ḿnh vào khung cảnh văn hoá Hy lạp, v́ trong nền văn minh văn hoá này, Thiên Chúa được gọi là người chỉ đạo. Clément đă triển khai ư niệm này của Kitô giáo, để giúp thế giới hiểu về Kitô giáo hơn.

b. Triết lư và mặc khải

          Clément nhắc đến “nhiều giao ước” với dân Do Thái và Hy lạp của một Thiên Chúa duy nhất (Stromata VI, 42, 3); và trong một mức độ nào đó, Clément đặt triết lư ngang hàng với Cựu Ước: “cũng như sự rao giảng đă đến vào thời thích hợp, cũng vậy lúc thời gian thích hợp, luật và các tiên tri được ban cho những người man di mọi rợ, c̣n người Hy lạp th́ được ban cho triết lư, để chuẩn bị họ đón nghe lời rao giảng” (Stromata VI, 44, 1).

          Cùng ư tưởng trên được thấy ở ngay đầu sách của Ngài: “Trước khi Chúa đến, triết lư là chuyện không thể miễn trừ được đối với người Hy Lạp, để dẫn họ tới công lư; c̣n bây giờ nó trở nên hữu dụng để dẫn họ tới tôn kính Thiên Chúa. Nó dùng để huấn luyện trí tuệ, để trí tuệ có thể lănh nhận đức tin qua chứng minh” (Stromata 1, 28, 1). Trước biến cố nhập thể, khôn ngoan được ban cho người Hy Lạp như nhiệm cục cứu độ cho họ; c̣n bây giờ triết lư chỉ đóng vai tṛ phục vụ đức tin. Biến cố Đức Yêsu Kitô là tiêu chuẩn và ch́a khóa của mặc khải.

          Clément vẫn giữ nguyên tắc cho rằng, Thiên Chúa chỉ được biết thời Đức Kitô đến (Pedagogus 1, 20, 2). Lời đă đến để dạy con người trở nên Thiên Chúa: “Chính là Lời, Đấng đă nói với các ông bây giờ với tất cả sự rơ ràng, để sự cứng tin của các ông phải xấu hổ. Vâng, tôi nói rơ, Lời đă trở nên người của Thiên Chúa, và chính người này dạy dỗ các ông biết làm sao để trở nên Thiên Chúa (Protrepticus 1, 8, 4).

          Với Clément d'Alexandrie, cả hai giao ước (Cựu lẫn Tân Ước), tuy đến ở những thời điểm khác nhau, nhưng đều có cùng một kết quả, và đến từ một Thiên Chúa duy nhất:

“Giao ước là hai, do tên gọi và do thời gian, đă được kư kết theo nhiệm cục thần linh vào thời đại và (tùy) sự tiến bộ (của con người); cả hai giao ước đều có cùng một hiệu quả, bởi v́ cả Tân Ước và Cựu Ước đều đến từ Thiên Chúa duy nhất, qua sự trung gian của Con” (Stromata II, 29, 2).

          Chính Đức Kitô là trung tâm nối kết các biến cố mặc khải trong Cựu Ước và Tân Ước: “Lề luật, các tiên tri, Tin Mừng, đều được liên kết tất cả trong Đức Kitô, trong một nguồn nhận biết duy nhất” (Stromata III, 70, 3).

5. Origène

 

 

HOME    LỜI CHÚA    ĐỨC TIN    LINH ĐẠO    THẦN HỌC    ĐỜI SỐNG     IN ENGLISH    VỀ TÁC GI

Dẫn Nhập Thần Học   Mặc Khải   S Sống Nếu Bạn Tin   Thiên Chúa Ba Ngôi   Tôn Giáo Ngoài Kitô   Ân Sủng  Biểu Tượng

Mặc Khải        MK1       MK2       MK3       MK4       MK5       MK6       MK7

 

Chúc bạn an vui hạnh phúc.

phamthanhliem

[email protected]

 



[1] Rm. 10, 9: “nếu ngươi tuyên xưng ngoài miệng Yêsu là Chúa, và nếu ḷng ngươi tin rằng Thiên Chúa đă phục sinh Ngài từ cơi chết, ngươi sẽ được cứu”.

[2] Rm. 7, 24: vô phúc thay con người tôi! Ai cứu tôi khỏi cái xác chết này? đội ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Yêsu Kitô, Chúa chúng ta.

[3] Rm 1, 3tt. 9; 5, 10; 8, 29; 1Cor. 1, 9; 15, 28; 2 Cor. 1, 19; Gal. 1, 16; 2, 20; 4, 4. 6; Eph. 4, 13; 1 Thess. 1, 10

[4] Ys. 40, 13

[5] Chúa chỉ Yahweh theo bản dịch LXX.

[6] Điều này chúng ta thấy nơi đầu thư và kết thư của thánh Phaolôâ (Rm. 15, 6; 2Cor. 1, 3; 2 Cor. 11, 31; Eph. 1, 3; Col. 1, 3) Đức Yêsu là Con của Ngài (Rm.1, 3.4.9; 5, 10; 8, 3.29.32; 1 Cor. 1, 9; 15, 28; 2 Cor. 1, 19; Gal. 1, 16; 2, 20; 4, 4.6; Eph. 4, 13; Col.1, 13; 1Tx. 1, 10).

[7] Rm. 4, 24; 7, 4; 8, 11; 10, 9; 1Cor. 6, 14; 15,15; 2Cor. 4, 14; Gal.1, 1; Eph.1, 20; 2, 6; Col. 2, 12; 1Tx.1, 10

[8] Rm. 8, 11: nếu Thần Khí của Đấng đă phục sinh Đức Yêsu từ trong kẻ chết ngự trong anh em, Đấng đă phục sinh Đức Kitô từ trong kẻ chết, cũng sẽ ban sự sống cho thân xác hay chết của chúng ta.

1Cor. 6, 14: Thiên Chúa, Đấng đă phục sinh Chúa, cũng sẽ phục sinh chúng ta nữa bởi quyền năng của Người.

[9] Trong thư Roma chương 8, Phaolô dùng lẫn lộn Thần Khí của Thiên Chúa, Thần Khí của Đức Yêsu, và Thần Khí. Phải chăng đây là một thực tại được gọi bằng những tên khác nhau?

[10] Kitô, CristoV, Massiah, Đấng được xức dầu.

[11] Các công việc ta làm làm chứng cho ta rằng Cha đă sai Ta (x. Ga. 6, 57; 7,29).

“Như Cha đă sai Con đến trong thế gian, cũng vậy, Con cũng sai chúng (Ga. 17, 18. 21. 23. 25; 20, 21).

[12] Ga.14, 17. 26; 15, 26

[13] “bấy giờ nếu có ai bảo các ngươi: này Đức Kitô ở đây, hay, Ngài đó ḱa; th́ các ngươi đừng tin! Sẽ có những Kitô giả... ! và bấy giờ người ta sẽ thấy Con Người đến trong mây với uy quyền cao cả và vinh quang...” (Mc. 13, 21-22. 26).

[14] “Và các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu quyền năng và đến với mây trời” (Mc. 14, 62; Mt. 26, 64).

[15] Những người không tin sự sống lại.

[16] R. LATOURELLE, op. cit., p. 88

[17] C. BIHLMEYER, Histoire de l’Église, t. I, SALVATOR-PARIS 1962, p. 229

[18] P. STOCKMEIER, “Révélation dans l’Église chrétienne primitive”,

trong La Révélation dans l’Écriture, la patristique, la scolastique,

Coll. HISTOIRE DES DOGMES, CERF 1974, pp. 74-76

[19] C. BIHLMEYER, op. cit., pp. 233-234

[20] Platon, Timée 28C

[21] P. STOCKMEIER, art. cit., pp. 82-87

[22] C. BIHLMEYER, op. cit., pp. 239-340

[23] Adversus Haer. III, 9, 1:

“Unus igitur idem Deus est, Pater Domini Nostri, qui et praecursorem per prophetas missurum se promisit: et salutare suum, id est Verbum suum, visibile efficit.

[24] Cf. Ad. Haer. IV. 6, 4: sine Deo non cognosci Deum... Cognoscunt enim eum quibuscumque revelaverit Filius.

[25] Ad. Haer. IV, 20, 7: Verbum... hominibus per multas dispositiones ostendum Deum.

[26] Ad. Haer. II, 23, 1: Dominum tantae dispositionis recapitulationem facientem.

[27] Adversus Haer. III, 1, 1:

“Non enim per alios dispositionem salutis nostrae cognovimus, quam per eos per quos Evangelium pervenit ad nos.

[28] “Lời một kh i đă làm người, đă ban cho chúng ta Tin Mừng dưới bốn h́nh thức” (Ad. Haer. III, 2, 8).

[29] Adversus Haer. III, 2, 1:

“... non enim per litteras traditam illam, sed per vivam vocem”.

[30] Ad. Haer. II, 30, 9: Hic Deus Abraham, et Deus Isaac, et Deus Yacob, Deus vivorum, quem et lex annuntiat, quem Apostoli tradunt, quem Ecclesia credit. Cf. Ad. Haer. III, 3, 1.

[31] P. STOCKMEIER, art. cit., pp. 93-104

Tất cả phần về thánh Iréné được tóm từ đây.

[32] Tất cả phần về thánh Clément d’Alexandrie được tóm nơi

P. STOCKMEIER, art. cit., pp. 112-119

[33] P. STOCKMEIER, art. cit., p. 114

[34] Ibidem

[35] P. STOCKMEIER, art. cit., p. 115

“Lời, Đấng tỏ lộ Cha như Cha, đă trở nên “thân xác” với ngũ quan” (Stromata V, 24, 1).